𨀈𬧐內容

恪別𡧲版𢯢𢷮𧵑「戰爭越南」

11.442 bytes added 、 𣈜6𣎃8𢆥2015
𣳔511: 𣳔511:


遶各數料統計𡗅幹斤力量𨕭戰場(軍數、装備項𥘀)時相關力量迎衛越南共和。仍唄仍順利吧𧁷巾實質𧵑𠄩邊、優勢𨕭戰場㐌迎寅𨖅𪰂軍隊人民越南。役𣱆𪬭𢶢提抸軍隊越南共和𥪝[[戰役務春1975|戰役務春𢆥1975]]羅反映中幹斤力量𨕭戰場。
遶各數料統計𡗅幹斤力量𨕭戰場(軍數、装備項𥘀)時相關力量迎衛越南共和。仍唄仍順利吧𧁷巾實質𧵑𠄩邊、優勢𨕭戰場㐌迎寅𨖅𪰂軍隊人民越南。役𣱆𪬭𢶢提抸軍隊越南共和𥪝[[戰役務春1975|戰役務春𢆥1975]]羅反映中幹斤力量𨕭戰場。
==== 局進攻𡳳共 ====
Cuộc tấn công cuối cùng của Quân Giải Phóng Miền Nam diễn ra trong 55 ngày đêm bắt đầu từ ngày [[5 tháng 3]] cho đến ngày [[30 tháng 4]] năm [[1975]] khi Tổng thống [[Dương Văn Minh]] của Việt Nam Cộng hòa đầu hàng vô điều kiện. Nó còn được gọi là cuộc [[Chiến dịch Mùa Xuân 1975|Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975]]. Cơ quan tham mưu của Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa lập kế hoạch tiến công đã phân cuộc tiến công này thành các chiến dịch nối tiếp nhau họ gọi là [[chiến dịch Tây Nguyên]], [[chiến dịch Huế - Đà Nẵng|chiến dịch giải phóng Huế-Đà Nẵng]] và, cuối cùng, [[chiến dịch Hồ Chí Minh]].
[[Tập tin:BanMeThuot.jpg|nhỏ|phải|250px|Quân đội nhân dân Việt Nam đánh chiếm Buôn Ma Thuột ngày 11.3.1975]]
* [[Chiến dịch Tây Nguyên]]: với mục tiêu là chiếm Tây Nguyên mà trận mở đầu then chốt là thị xã [[Buôn Ma Thuột|Ban Mê Thuột]] tại Nam Tây Nguyên. Tại đây có hậu cứ của sư đoàn 23 của [[Quân lực Việt Nam Cộng hòa|Quân lực Việt Nam Cộng hoà]]. [[Quân đội Nhân dân Việt Nam]] đã thành công trong việc làm cho đối phương tin rằng mục tiêu tiến công sẽ ở Bắc Tây Nguyên ở hướng thị xã [[Kon Tum]] hoặc thị xã [[Pleiku]]. Ngày [[10 tháng 3]] quân Giải Phóng tiến công Ban Mê Thuột. Sau hơn một ngày tiến công rất ác liệt, quân đồn trú đã kháng cự rất quyết liệt nhưng với ưu thế áp đảo quân Giải Phóng đã đánh chiếm được thị xã. Liên tiếp trong các ngày sau đó họ đã chủ động tiến công quân phản kích, quân phản kích của Nam Việt Nam vừa đổ xuống chưa kịp đứng chân cũng đã bị đánh tiêu diệt. Mất Ban Mê Thuột và không có đủ lực lượng cơ động dự bị khả dĩ có thể phản kích tái chiếm, lại cùng với việc các lực lượng phòng thủ Bắc Tây Nguyên cũng đang bị uy hiếp nặng nề, Tổng thống [[Nguyễn Văn Thiệu]] đã ra lệnh bỏ Tây Nguyên rút các lực lượng còn lại về cố thủ giải đồng bằng ven biển miền trung. Đường rút lui sẽ là theo đường 14 từ Pleiku đi xuống phía nam sau đó đi vào đường số 7 đã bị bỏ từ lâu không sử dụng, mục tiêu là thoát xuống thị xã [[Tuy Hòa]] tỉnh [[Phú Yên]]. Đây là một thảm họa chết người cho [[Quân lực Việt Nam Cộng hòa|Quân lực Việt Nam Cộng Hòa]]. Cuộc rút lui đã không bảo toàn được số quân mà trái lại nó làm thành làn sóng hoảng loạn lan khắp các vùng lại còn làm rệu rã hết tinh thần binh sĩ trên toàn quốc. Việc rút một số lượng quân lớn như thế trong một thời gian chuẩn bị gấp gáp 2–3 ngày đã diễn ra trên đoạn đường dài hàng trăm km không có kế hoạch, trong khi tinh thần binh sĩ đã xuống rất thấp và, quan trọng hơn cả, binh sĩ mang gia đình và người chạy nạn theo cùng. Tất cả những cái đó đã biến dòng người cùng xe cộ khổng lồ ùn tắc thành một dòng náo loạn không thể chỉ huy và chiến đấu. Bị đối phương chặn tại Cheo Reo - Phú Bổn, đoàn quân này đã bị tan tác không còn tập hợp lại được nữa. Tây Nguyên thất thủ vào tay quân Giải phóng, hơn 12 vạn quân đồn trú bị tan rã. Tiêu biểu như toàn bộ sư đoàn 23 của Quân lực Việt Nam Cộng hòa hơn 1 vạn quân về đến Tuy Hòa tập hợp đếm lại được còn 36 người.
* [[Chiến dịch Huế - Đà Nẵng|Chiến dịch Huế-Đà Nẵng]]: Kể từ sau cuộc rút chạy khỏi Tây Nguyên tin thất bại đã bay khắp miền Nam, binh sĩ mất hết tinh thần, quân đội gần như không chiến đấu mà bỏ chạy. Các nhà lãnh đạo chiến tranh của Mặt Trận Giải Phóng nhận định ra quân đội Cộng hòa đã không còn chiến đấu có tổ chức chặt chẽ được nữa; họ liền tiến hành [[phương án thời cơ]] tung ngay quân đoàn 2 (hay Binh đoàn Hương Giang được thành lập từ các đơn vị của quân khu Trị – Thiên và khu 5) nhanh chóng tiến công đánh chiếm cố đô [[Huế]] và thành phố lớn thứ hai của Việt Nam Cộng hòa, Đà Nẵng. Quân đội Việt Nam Cộng hòa vội vã rút lui khỏi Quảng Trị về Huế và trước sức ép của đối phương quyết định rút chạy bỏ Huế nhưng đường núi về phía nam đã bị đối phương cắt mất, họ chỉ còn một con đường chạy ra biển để chờ tàu hải quân vào cứu. Cũng giống như cuộc rút chạy khỏi Tây Nguyên, cuộc rút chạy này đã trở thành hỗn loạn và cướp bóc. Số nào được cứu lên tàu hải quân thì khi lên đến bờ cũng không thể tập hợp lại thành đơn vị chiến đấu được nữa, số còn lại bỏ vũ khí tự tan vỡ. Ngày [[26 tháng 3]] quân Giải Phóng vào Huế. Đà Nẵng cũng không tránh được bị chiếm. Khi quân đoàn 2 của Quân Giải phóng tiến đến Đà Nẵng, cảnh hỗn loạn đang diễn ra, quân lính Việt Nam Cộng hòa đang cướp bóc. Quân lính và dân cố gắng thoát khỏi thành phố bằng tàu hải quân, các đơn vị vòng ngoài không còn tinh thần chiến đấu nữa; quân Quân Giải phóng bỏ qua vòng ngoài thọc sâu đánh chiếm thành phố mà không có kháng cự đáng kể. Tại đây 10 vạn binh lính và sỹ quan đã ra hàng (ngày [[29 tháng 3]]). Quân khu 1 Việt Nam Cộng hòa đã bị xoá bỏ.
:Trong hai tuần đầu tháng 4 các tỉnh thành phố miền trung lần lượt rơi vào tay Quân Giải phóng. Họ từ phía Bắc tràn vào (với Quân đoàn 2) và từ Tây nguyên tràn xuống (với Quân đoàn 3 – hay Binh đoàn Tây Nguyên – được thành lập từ các đơn vị của mặt trận Tây Nguyên). Bây giờ thì không còn sức mạnh nào có thể ngăn nổi sự sụp đổ của Việt Nam Cộng hòa.
:Quân lực Việt Nam Cộng hòa dồn hết các toán quân còn sót lại của Quân đoàn 2 của họ chuyển sang cho Quân đoàn 3 chỉ huy để cố lập một phòng tuyến ngăn chặn tại [[Phan Rang (tỉnh)|Phan Rang]] nhưng cũng không chặn được quân Giải phóng mà tư lệnh chiến trường cũng bị bắt. Quân khu 1 và 2 của Việt Nam Cộng hòa đã bị xoá bỏ. Bây giờ quân Giải phóng đã tấn công xuống đồng bằng Đông Nam Bộ của quân đoàn và quân khu 3 Việt Nam Cộng hòa, chỉ còn hơn 100 km là đến Sài Gòn.
:Nỗ lực cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa là trông vào tuyến phòng thủ từ xa của Sư đoàn 18 tại thị xã [[Xuân Lộc]] tỉnh [[Long Khánh]]. Quân đoàn 4 (hay Binh đoàn Cửu Long) của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam được thành lập từ các sư đoàn và đơn vị tại miền Đông Nam Bộ dự định chiếm Xuân Lộc trong hành tiến. Nhưng sư đoàn 18 đã chống cự có tổ chức, đây là nỗ lực chiến đấu có tổ chức dài ngày cuối cùng của quân đội Việt Nam Cộng hòa. [[Quân đoàn 4, Quân đội Nhân dân Việt Nam|Quân đoàn 4]] của quân Giải phóng không chiếm được Xuân Lộc trong hành tiến bắt buộc phải dừng lại tổ chức lại trận địa tiến công. Mặt khác họ không để mất thì giờ với Xuân Lộc mà đi vòng qua vòng vây tiến về phía [[Biên Hòa]]. Sau 12 ngày cầm cự, từ [[9 tháng 4]] đến [[21 tháng 4]], Sư đoàn 18 của Quân lực Việt Nam Cộng hòa bỏ Xuân Lộc rút lui có tổ chức về bên kia [[sông Đồng Nai]] cố thủ. Vậy là tuyến phòng thủ từ xa cuối cùng bảo vệ Sài Gòn không còn.
* [[Chiến dịch Hồ Chí Minh]]: Sau khi tập hợp đủ lực lượng gồm 15 sư đoàn và rất nhiều trung đoàn, lữ đoàn độc lập khác để đảm bảo áp đảo chắc thắng, Quân Đội Nhân Dân Việt Nam bắt đầu tiến công Sài Gòn để chấm dứt chiến tranh trong một chiến dịch được gọi tên là Chiến dịch Hồ Chí Minh, bắt đầu từ ngày [[26 tháng 4]]. Quân Đội Nhân Dân Việt Nam tổ chức theo 4 quân đoàn 1, 2, 3, 4 và đoàn 232 tương đương quân đoàn đánh 5 mũi từ 5 hướng vào Sài Gòn. Quân lực Việt Nam Cộng hòa vẫn còn hơn 400.000 quân và đã kháng cự ác liệt trên một số hướng, nhưng rốt cục không thể kháng cự lâu dài được nữa.
:Ngày 21/4/1975, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức, sau đó ông rời Việt Nam với tư cách là đặc sứ của Việt Nam Cộng hòa đến Đài Bắc để phúng điếu Tưởng Giới Thạch. Trong diễn văn từ chức ông chỉ trích nước Mỹ là ''"một đồng minh thất hứa, thiếu công bằng, thiếu tín nghĩa, vô nhân đạo, trốn tránh trách nhiệm"''. Trong thời điểm Quốc hội Mỹ đang đang xem xét lại việc viện trợ quân sự cho Việt Nam Cộng hòa, ông từ chức với hy vọng Mỹ tăng viện trợ. Phó tổng thống [[Trần Văn Hương]] lên thay làm tổng thống với tuyên bố sẽ ở lại Việt Nam chiến đấu chống cộng sản đến cùng. Trong lúc đó, sĩ quan, binh lính, quan chức, chính trị gia Việt Nam Cộng hòa cùng dân chúng tranh nhau di tản ra nước ngoài trong hoảng loạn. Mỹ đã giúp di tản khoảng gần 130.000 người Việt sang Mỹ và một số nước khác<ref>Khi đồng minh tháo chạy, Nguyễn Tiến Hưng, Lời nói đầu, Nhà xuất bản Hứa Chấn Minh, năm 2005</ref>.
:Quân Giải phóng đánh từ ngày 26 đến cuối ngày 28 tháng 4 thì họ đến được cửa ngõ Sài Gòn và có thể đi thẳng vào thành phố. Để tránh mọi rắc rối với Hoa Kỳ, Quân Đội Nhân Dân Việt Nam dừng lại bên ngoài thành phố 1 ngày để người Mỹ tổ chức di tản xong họ mới tiến vào. Từ ngày [[28 tháng 4]], các dàn xếp của các [[Thành phần thứ ba|lực lượng thứ ba]] đã đưa Dương Văn Minh lên làm Tổng thống. 8 giờ sáng [[30 tháng 4]], Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố Sài Gòn bỏ ngỏ và ra lệnh cho quân đội đơn phương ngừng chiến chờ đối phương vào bàn giao chính quyền. Bộ tổng tham mưu ra mệnh lệnh chấm dứt kháng cự. Quân Đội Nhân Dân Việt Nam tiến nhanh vào thành phố và chỉ gặp những kháng cự lẻ tẻ, vô tổ chức. Đến 11 giờ 30 phút Dương Văn Minh lên đài phát thanh đọc tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Chiến tranh Việt Nam chấm dứt.


==參考==
==參考==