共和人民中華

番版𠓨𣅶15:48、𣈜20𣎃11𢆥2015𧵑Joseph Lu (討論 | 㨂𢵰) (→‎歷史)

中國 (Trung Quốc、㗂中中国)、𠸜正式羅共和人民中華、群得噲羅中國大陸底分别唄臺灣澳門香港、羅𠬠國家𣎏主權𦣰在東亞。低羅國家東民居一𨕭世界、唄𨕭1,35秭。中國羅國家獨黨由黨共産擒權、政府中央噠在首都北京。政府中國施行權財盼在22、𠄼區自治、𦊚都市直屬、吧𠄩區行政特别香港澳門。政府渃共和人民中華拱宣佈主權對唄各領土𪫶𤲂事管理𧵑中華民國(臺灣)、朱臺灣羅省次23𧵑𨉟、要冊呢𢲧掙議由事復雜𧵑爲勢政治臺灣。

中國𣎏面積曠9,6兆km²、羅國家𣎏面積陸地𡘯次二𨕭世界、吧羅國家𣎏總面積𡘯次𠀧或次四𨕭世界、隨遶方法度量。景觀𧵑中國廣大吧多樣、變𢷮自仍草原棱共各沙漠戈壁塔克拉瑪干於𪰂北刳限𦤾各區棱近熱帶於𪰂南𣎏𩅹𡗉欣。各𧿆𡶀喜馬拉山KarakoramPamir天山分滴中國塊中亞長江黄河吝𦃾羅瀧𨱽次𠀧吧次𦒹𨕭世界、𠄩瀧呢扒源自高原青藏吧沚向𡗅𣳔坡𤅶𪰂東𣎏民居東𡓞。堂坡𤅶𧵑中國𫆡遶太平洋吧𨱽14500 km、夾唄各𤅶:渤海黄海𤅶華東𤅶東

歷史中國扒源自𠬠𥪝仍文明古一世界、文明呢發展在流域肥饒𧵑黄河平原華北。𣦰過行𠦳𢆥、系統政治𧵑中國豫𨕭各製度君主計集、得噲羅朝代、起頭唄朝代半神話於流域黃河。自𢆥221 TCN、欺朝代秦征服各國家恪底形成𠬠帝國中華、國家𣦰過𡗉吝𢲫𢌌、𢴑斷吧改革。中華民國慄覩朝代清𠓨𢆥1911、吧統治中國大陸朱𦤾𢆥1949。𡢐欺帝國日本戰敗𥪝戰爭世界次𠄩、共産黨打敗國民黨在中國大陸、吧設立渃共和人民中華在北京𠓨𣈜1𣎃10𢆥1949、𥪝欺𪦆國民黨移政府中華民國𦥃首都現行羅臺北

𥪝候𣍊時間𥪝𠄩𠦳𢆥過、經濟中國𡘯一吧復雜一𨕭世界、唄仍朱其興盛吧推退。𠸥自欺進行改革開放𠓨𢆥1978、中國𧿨成𠬠𥪝各𪤍經計𡘯𣎏𣞪增長𪬭一。𢆥2013、經濟中國𡘯次𠄩遶總GDP名義吧飭𧷸相當(PPP)、吧拱羅家出口吧入口行化𡘯一世界。中國得公認羅𠬠國家武器核仁吧𣎏軍隊常直𡘯一世界、唄銀冊國防𡘯次二。渃共和人民中華𧿨成𠬠成員𧵑聯協國自𢆥1971、欺正體呢𠊝替中華民國𥪝爲勢成員常直𧵑會同保安聯協國。中國拱羅成員𧵑𡗉組織多方正式吧非正式、𥪝𪦆𣎏WTOAPECBRICSSCO、吧G-20。中國羅𠬠強國區域洲亞吧得𠬠數家評論模寫羅𠬠超強潛能

詞原

排枝節:𠸜噲中國

 

國號正式現𠉞𧵑國家羅渃共和人民中華(㗂中: 中华人民共和国; 拼音: Zhōnghuá Rénmín Gònghéguó; 漢越: 中華人民共和國)。𠸜噲通常𥪝㗂中羅中國(㗂中: 中国; 拼音: Zhōngguó)吧中華(㗂中: 中华; 拼音: Zhōnghuá)。

詞"中國"出現𣌋一𥪝"尙書-梓材"、曰哴"皇天既付中國民"、範圍指羅區域關中-河駱本羅坭居駐𧵑𠊛。𦤾時春秋、義𧵑"中國"寅得𢲫𢌌𦤾𣞪包括各渃諸候𡘯𡮈𥪝區域中下油黄河。𡢐𪦆、剛域各渃諸候𢲫𢌌、範圍"中國"空凝𢲫𢌌𠚢四𪰂。自時漢𧿨𠫾、朝冶吧文人學士𣎏習貫噲王朝中元由𠊛漢立𢧚羅"中國"。由𪦆、各民族非漢𡢐欺爫主中元拱常自䀡本身羅"中國"、如朝代北魏由𠊛鮮卑建立自稱羅"中國"吧噲南朝羅"島胰"。同時期、南朝由𠊛漢建立雖移中元𠼾吻自䀡本身羅"中國"、噲北朝羅"索艫"。南送調自稱羅"中國"、空承認對方羅"中國"。由丕、"中國"群包𪞍意𢣂𡗅繼承文化、吧𣎏政統。雖然、𥪝𢖀歷史、𣗓𣎏王朝芾使用"中國"爫國名正式。"中國"𧿨成國名正式扒頭自欺中華民國建立𠓨𢆥1912。[1]

朝代頭先𥪝歷史中國羅、當時民𤯩自𠓀在流域中下遊黄河自稱羅"華夏"、或簡稱羅"華"、"夏"。自"華夏"出現𪩪一羅𥪝"寫傳-相公二十六年"、𪟕哴"所失華夏"。孔穎達時呐"華夏爲中國冶"[1]。"中華"羅簡略自連結"中國"吧"華夏"、班頭指區域𢌌𡘯於流域中下遊黄河。"春秋榖梁傳"卷1"隱公注初"𣎏曰哴"秦人能遠慕中華君子"。𡢐呢、凡羅屬區域管理𧵑王朝中元時調得噲終羅"中華"、意指全國。韓偓時堂𣎏句"中華地嚮邊成臏、外國雲從捯上來"、對立𡨌"中華"吧外國。由丕、"中國"拱𣎏體噲羅中華、噲𢴑羅"華"、𠊛漢居駐在海外𣎏體噲羅"華僑"、𡀮㐌入國籍渃恪時𣎏體噲羅"華人外籍"。[1]

歷史

排枝節:歷史中國

前帝國

憑證考古學朱𧡊哴𠊛元氺居駐在中國自250.000𦤾2,24兆𢆥𠓀。[2]𠬠𡎟在周口店(𧵆北京𣈜𠉞)𣎏仍化石𧵑𣱆𠊛𣎏年代自680.000𦤾780.000 TCN。[3] 各化石羅𠊛北京、𠬠爲諭𧵑種𠊛𨅸𥊣使用焒。[4]𥪝遺址𠊛北京拱𣎏仍骸骨𧵑𠊛聰明𣎏年代自18.000–11.000 TCN。[5]𠬠數學者肯定哴𠬠形式𡨸曰元氺存在於中國𣦍自3000 TCN。[6]

遶傳説中華、朝代頭先羅、扒頭自曠2070 TCN。[7]雖然、朝代呢被各史家朱羅神話朱𦤾各開窟科學發現𠚢仍遺址頭時期圖銅二里頭河南𠓨𢆥1959。[8]吻𣗓𤑟𡗅役料各遺址呢羅殘積𧵑朝夏或𧵑𠬠文化恪共時期。[9]

朝代頭先底吏各𪟕𠽃歷史羅唄體製封建𨁦𧾿、[10]定居𨂔黄河在沔東中國自世紀17𦤾世紀11 TCN。[11] 甲骨文𧵑朝商消表朱樣𡨸曰中國古一曾得發現、[12] 吧羅祖先直接𧵑𡨸漢現代。[13] 朝商被朝周征服𠓨世紀12 TCN。權力集中𧵑朝朱寅推要𠓀各諸候封建、𡗉國家獨立𡳳共出現自朝周吧連續進行戰爭唄膮𥪝時期春秋𢫃𨱽300𢆥。𦤾時戰國𥪝世紀5–3 TCN、君主𦉱國家雄孟調稱王如天子朝周。

時帝國

Thời kỳ Chiến Quốc kết thúc vào năm 221 TCN, sau khi nước Tần chinh phục sáu vương quốc khác và thiết lập quốc gia Trung Hoa thống nhất đầu tiên. Tần vương Doanh Chính tuyên bố bản thân là "Thủy hoàng đế", tức hoàng đế đầu tiên, và tiến hành cải cách khắp Trung Quốc, đáng chú ý là cưỡng bách tiêu chuẩn hóa ngôn ngữ, đo lường, chiều dài trục xe, và tiền tệ. Triều đại Tần chỉ tồn tại trong 15 năm, nó bị diệt vong không lâu sau khi Tần Thủy Hoàng băng hà, do các chính sách Pháp gia hà khắc và độc đoán dẫn đến nổi dậy rộng khắp.[14][15]

Triều đại Hán cai trị Trung Quốc từ 206 TCN đến 220 CN, thiết lập một bản sắc văn hóa Hán bền vững trong dân cư và tồn tại cho đến nay.[14][15] Triều đại Hán mở rộng đáng kể lãnh thổ thông qua các chiến dịch quân sự đến bán đảo Triều Tiên, Việt Nam, Mông Cổ và Trung Á, và cũng tạo điều kiện thiết lập Con đường tơ lụa tại Trung Á. Trung Quốc dần trở thành nền kinh tế lớn nhất của thế giới cổ đại.[16] Triều Hán chọn Nho giáo làm hệ tư tưởng quốc gia, đây vốn là một tư tưởng triết học phát triển vào thời kỳ Xuân Thu. Mặc dù triều Hán chính thức bãi bỏ hệ tư tưởng chính thức của triều Tần là Pháp gia, song những thể chế và chính sách Pháp gia vẫn tồn tại và tạo thành nền tảng cho chính phủ triều Hán.[17]

Sau khi triều Hán sụp đổ là một giai đoạn chia rẽ được mang tên Tam Quốc.[18] Sau một thời kỳ thống nhất dưới quyền triều đại Tây Tấn, Trung Quốc tiếp tục chia rẽ trong các giai đoạn Đông Tấn-Thập Lục QuốcNam-Bắc triều. Năm 581, Trung Quốc tái thống nhất dưới quyền triều đại Tùy. Tuy nhiên, triều đại Tùy suy yếu sau khi thất bại trong chiến tranh với Cao Câu Ly kéo dài từ 598 đến 614.[19][20]

Dưới các triều đại ĐườngTống, công nghệ và văn hóa Trung Quốc bước vào một thời kỳ hoàng kim.[21] Loạn An Sử trong thế kỷ 8 đã tàn phá quốc gia và khiến triều Đường suy yếu.[22] Triều Tống là chính phủ đầu tiên trong lịch sử thế giới phát hành tiến giấy và là thực thể Trung Hoa đầu tiên thiết lập một hải quân thường trực.[23] Trong các thế kỷ 10 và 11, dân số Trung Quốc tăng lên gấp đôi, đến khoảng 100 triệu người, hầu hết là nhờ mở rộng canh tác lúa tại miền trung và miền nam, và sản xuất dư thừa lương thực. Thời Tống cũng chứng kiến một sự hưng thịnh của triết học và nghệ thuật, nghệ thuật phong cảnh và tranh chân dung đạt được trình độ mới về sự thành thục và độ phức tạp,[24] và các tầng lớp tinh hoa trong xã hội tụ tập để chiêm ngưỡng nghệ thuật, chia sẻ tác phẩm của họ và giao dịch các tác phẩm quý báu. Thời Tống chứng kiến một sự phục hưng của Nho giáo, đối lập với sự phát triển của Phật giáo vào thời Đường.[25]

Trong thế kỷ 13, Trung Quốc dần bị Đế quốc Mông Cổ chinh phục, Tây HạKim dần bị tiêu diệt. Năm 1271, đại hãn người Mông Cổ là Hốt Tất Liệt thiết lập triều đại Nguyên; triều Nguyên chinh phục tàn dư cuối cùng của triều Tống vào năm 1279. Trước khi Mông Cổ xâm chiếm, dân số Trung Quốc là 120 triệu; song giảm xuống 60 triệu trong điều tra nhân khẩu năm 1300.[26] Một nông dân tên là Chu Nguyên Chương lật đổ triều Nguyên vào năm 1368 và kiến lập triều đại Minh. Thời Minh, Trung Quốc bước vào một thời kỳ hoàng kim khác, phát triển một trong những lực lượng hải quân mạnh nhất trên thế giới và có một nền kinh tế giàu có và thịnh vượng, trong khi phát triển về nghệ thuật và văn hóa. Trong giai đoạn này, Trịnh Hòa dẫn đầu các chuyến thám hiểm vượt đại dương, tiến xa nhất là đến châu Phi.[27] Trong những năm đầu thời Minh, thủ đô của Trung Quốc được chuyển từ Nam Kinh đến Bắc Kinh. Cũng trong thời Minh, các triết gia như Vương Dương Minh tiếp tục phê bình và phát triển lý học với những khái niệm về cá nhân chủ nghĩa và đạo đức bẩm sinh.[28]

Triều Thanh kéo dài từ năm 1644 đến năm 1912, là triều đại đế quốc cuối cùng của Trung Quốc. Trong thế kỷ 19, triều đại này phải đương đầu với chủ nghĩa đế quốc phương Tây trong Chiến tranh Nha phiến. Trung Quốc buộc phải ký các hiệp ước bất bình đẳng, trả bồi thường, cho phép người ngoại quốc có đặc quyền ngoại giao và nhượng Hồng Kông cho người Anh[29] vào năm 1842. Chiến tranh Thanh-Nhật (1894–95) dẫn đến việc triều Thanh mất ảnh hưởng tại Triều Tiên, cũng như phải nhượng Đài Loan cho Nhật Bản.[30] Trong những năm 1850 và 1860, cuộc nổi dậy Thái Bình Thiên Quốc đã tàn phá miền nam Trung Quốc.

註釋

  1. 1,0 1,1 1,2 [1]
  2. "Early Homo erectus Tools in China". Viện Khảo cổ học Hoa Kỳ. 2000. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2012.
  3. Shen, G; Gao, X; Gao, B; Granger, De(Mar 2009)[ Age of Zhoukoudian Homo erectus determined with (26)Al/(10)Be burial dating]。
  4. The Peking Man World Heritage Site at Zhoukoudian。UNESCO。追及ngày 6 tháng 3 năm 2013。
  5. Peking Man Site at ZhoukoudianUNESCO。追及ngày 4 tháng 10 năm 2012。
  6. China axes 'show ancient writing'。ngày 11 tháng 7 năm 2013。追及ngày 11 tháng 7 năm 2013。
  7. Tanner, Harold M.。China: A History。Hackett Publishing。
  8. "Bronze Age China". Trung tâm Triển lãm nghệ thuật quốc gia Hoa Kỳ. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2013.
  9. China: Five Thousand Years of History and Civilization。City University of HK Press。
  10. Pletcher, Kenneth。The History of China。Britannica Educational Publishing。
  11. Chinese Religions: Beliefs and Practices。Sussex Academic Press。
  12. {{#gọi:Citation/CS1|citation |CitationClass=encyclopaedia }}
  13. Allan, Keith。The Oxford Handbook of the History of Linguistics。Oxford University Press。
  14. 14,0 14,1 Bodde, Derk. (1986). "The State and Empire of Ch'in", in The Cambridge History of China: Volume I: the Ch'in and Han Empires, 221 B.C. – A.D. 220. Edited by Denis Twitchett and Michael Loewe. Cambridge: Cambridge University Press. ISBN 0-521-24327-0.
  15. 15,0 15,1 Lewis, Mark Edward。[ The Early Chinese Empires: Qin and Han]。Belknap Press。
  16. Dahlman, Carl J; Aubert, Jean-Eric. China and the Knowledge Economy: Seizing the 21st century。World Bank Publications via Eric.ed.gov。追及ngày 22 tháng 10 năm 2012。
  17. World History: Journeys from Past to Present – Volume 1: From Human Origins to 1500 CE。Routledge。
  18. Whiting, Marvin C. (2002). Imperial Chinese Military History. iUniverse. p. 214
  19. Ki-Baik Lee (1984). A new history of Korea. Harvard University Press. ISBN 978-0-674-61576-2. p.47.
  20. David Andrew Graff (2002). Medieval Chinese warfare, 300–900. Routledge. ISBN 0-415-23955-9. p.13.
  21. Adshead, S. A. M. (2004). T'ang China: The Rise of the East in World History. New York: Palgrave Macmillan. p. 54
  22. City University of HK Press (2007). China: Five Thousand Years of History and Civilization. ISBN 962-937-140-5. p.71
  23. Paludan, Ann (1998). Chronicle of the Chinese Emperors. London: Thames & Hudson. ISBN 0-500-05090-2. p. 136.
  24. Northern Song Dynasty (960–1127)。Metropolitan Museum of Art。追及ngày 27 tháng 11 năm 2013。
  25. Essentials of Neo-Confucianism: Eight Major Philosophers of the Song and Ming Periods。Greenwood Publishing Group。
  26. Ping-ti Ho. "An Estimate of the Total Population of Sung-Chin China", in Études Song, Series 1, No 1, (1970). pp. 33–53.
  27. Chinese archaeologists' African quest for sunken ship of Ming admiral。The Guardian。ngày 25 tháng 7 năm 2010。
  28. Wang Yangming (1472—1529)。Internet Encyclopedia of Philosophy。追及ngày 9 tháng 12 năm 2013。
  29. Ainslie Thomas Embree, Carol Gluck (1997). Asia in Western and World History: A Guide for Teaching. M.E. Sharpe. p.597. ISBN 1-56324-265-6.
  30. Sino-Japanese War (1894–95)Encyclopædia Britannica。追及ngày 12 tháng 11 năm 2012。