𨀈𬧐內容

恪別𡧲版𢯢𢷮𧵑「戰爭越南」

12.081 bytes added 、 𣈜29𣎃6𢆥2015
𣳔158: 𣳔158:


政權吳廷琰對副唄仍局鬥爭政治憑格實現戰役"''作共、滅共''"𥆂類𠬃仍幹部越盟活動秘密。自𣎃5-1955𦤾𣎃5-1956、吳廷琰發動''"戰役作共"''階段1𨕭規模全沔南;𣎃6-1955、𫘑[[戰役瑞玉侯]]乾撅仍區曾羅根據[[戰爭東洋|抗戰𢶢法]]𧵑[[越盟]]。越盟答呂憑仍局表情隊且幹部𧵑𣱆或組織各局"滅惡除間" - 消滅人員吧共作員𧵑政權吳廷琰得噲羅"''𪨠惡温吧𪨠由探指點''"。<ref>Quân khu 8 ba mươi năm kháng chiến (1945 - 1975), chương 4: Đấu tranh chính trị, giữ gìn lực lượng khởi nghĩa từng phần, tiến tới Đồng Khởi (20-7-1955 đến cuối năm 1959), trang 308, 313, Đảng uỷ - Bộ tư lệnh quân khu 9, Nxb Quân đội Nhân dân, 1998</ref>
政權吳廷琰對副唄仍局鬥爭政治憑格實現戰役"''作共、滅共''"𥆂類𠬃仍幹部越盟活動秘密。自𣎃5-1955𦤾𣎃5-1956、吳廷琰發動''"戰役作共"''階段1𨕭規模全沔南;𣎃6-1955、𫘑[[戰役瑞玉侯]]乾撅仍區曾羅根據[[戰爭東洋|抗戰𢶢法]]𧵑[[越盟]]。越盟答呂憑仍局表情隊且幹部𧵑𣱆或組織各局"滅惡除間" - 消滅人員吧共作員𧵑政權吳廷琰得噲羅"''𪨠惡温吧𪨠由探指點''"。<ref>Quân khu 8 ba mươi năm kháng chiến (1945 - 1975), chương 4: Đấu tranh chính trị, giữ gìn lực lượng khởi nghĩa từng phần, tiến tới Đồng Khởi (20-7-1955 đến cuối năm 1959), trang 308, 313, Đảng uỷ - Bộ tư lệnh quân khu 9, Nxb Quân đội Nhân dân, 1998</ref>
===== 階段 1956 - 1959 =====
Tháng 6/1956, Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam họp và ra Nghị quyết "''Về tình hình, nhiệm vụ và công tác miền Nam''" khẳng định ''"nhiệm vụ cách mạng của ta ở miền Nam là phản đế và phản phong kiến''" và "''Hình thức đấu tranh của ta trong toàn quốc hiện nay là đấu tranh chính trị, không phải là đấu tranh vũ trang. Nói như thế không có nghĩa là tuyệt đối không dùng vũ trang tự vệ trong những hoàn cảnh nhất định hoặc không tận dụng những lực lượng vũ trang của các giáo phái chống Diệm''" đồng thời ''"Cần củng cố lực lượng vũ trang và bán vũ trang hiện có và xây dựng các căn cứ làm chỗ dựa. Đồng thời xây dựng cơ sở quần chúng vững mạnh làm điều kiện căn bản để duy trì và phát triển lực lượng vũ trang. Tổ chức tự vệ trong quần chúng nhằm bảo vệ các cuộc đấu tranh của quần chúng và giải thoát cán bộ khi cần thiết"''.<ref>[http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/vankiendang/details.asp?topic=191&subtopic=7&leader_topic=&id=BT2050338914 Điện ngày 6 tháng 7 năm 1956 về tình hình, nhiệm vụ và công tác miền Nam(*) (Nghị quyết của Bộ Chính trị ngày 8, 9 và 12 tháng 6 năm 1956), Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam ]</ref>
Tháng 8/1956, Bí thư [[Xứ ủy Nam Bộ]] Lê Duẩn soạn "''Đề cương cách mạng miền Nam''" nhưng đến Hội nghị TW 15 năm 1959 mới được thông qua. Đề cương xác định rõ: "''Nhiệm vụ của cách mạng miền Nam là trực tiếp đánh đổ chính quyền độc tài, phát xít Ngô Đình Diệm, tay sai của Mỹ, giải phóng nhân dân miền Nam khỏi ách đế quốc, phong kiến, thiết lập ở miền Nam một chính quyền liên hiệp có tính chất dân tộc, dân chủ để cùng với miền Bắc thực hiện một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập và dân chủ nhân dân.''"<ref name="leduan">[http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/tulieuvedang/details.asp?topic=168&subtopic=463&leader_topic=981&id=BT1681152608 Tuyển tập Lê Duẩn, tập 1 (1950 - 1975), Đề cương cách mạng miền Nam, Lê Duẩn, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1987, tr. 75 - 122]</ref>
Tháng 12/1956, [[Xứ ủy Nam Bộ]] mở hội nghị ở Phnompenh (Campuchia) nghiên cứu nghị quyết Bộ Chính trị và "Đề cương cách mạng miền Nam". Hội nghị ra quyết định "''Con đường tiến lên của Cách mạng miền Nam là phải dùng bạo lực, tổng khởi nghĩa giành chính quyền... Hiện nay, trong chừng mực nào đó phải có lực lượng vũ trang hỗ trợ cho đấu tranh chính trị và tiến tới sau này dùng nó đánh đổ Mỹ Diệm... cần tích cực xây dựng lực lượng vũ trang tuyên truyền, lập đội vũ trang bí mật, tranh thủ vận động cải tạo lực lượng giáo phái bị Mỹ Diệm đánh tan đứng vào hàng ngũ nhân dân, lợi dụng danh nghĩa giáo phái ly khai để diệt ác ôn.''"<ref>[http://tuoitre.vn/chinh-tri-xa-hoi/phong-su-ky-su/435157/nam-bo-nhung-ngay-hao-hung---ky-3-chuyen-huong-chien-luoc.html Nam bộ những ngày hào hùng - Kỳ 3: Chuyển hướng chiến lược, Báo Tuổi trẻ]</ref>
Để thực hiện đường lối mà Bộ Chính trị và Xứ ủy Nam Bộ đã xác định, lực lượng cộng sản toàn miền Nam đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, tổ chức biểu tình, chống cải cách điền địa, ám sát và đấu tranh vũ trang (ở mức độ nhỏ<ref>Trận đánh đầu tiên được ghi nhận diễn ra ở [[Ngã Năm]] vào năm 1957 với cấp độ trung đội.</ref>) chống chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Tổ chức các cuộc biểu tình chống việc thi hành nghĩa vụ quân sự cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa, tổ chức nông dân chống địa chủ thu tiền thuê đất; ám sát, tiêu diệt lực lượng bảo an, chỉ điểm, "tay sai ác ôn", các đội biệt kích; tổ chức nhân dân vây đồn, vây quận lị; tiêu diệt các khu dinh điền, khu trù mật...<ref>Quân khu 8 ba mươi năm kháng chiến (1945 - 1975), chương 4: Đấu tranh chính trị, giữ gìn lực lượng khởi nghĩa từng phần, tiến tới Đồng Khởi (20-7-1955 đến cuối năm 1959), trang 311-318, Đảng uỷ - Bộ tư lệnh quân khu 9, Nxb Quân đội Nhân dân, 1998</ref><ref>Cuộc đồng khởi kỳ diệu ở miền Nam Việt Nam, 1959-1960, Lê Hồng Lĩnh, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2006</ref>
Cứ như vậy, sự đối đầu giữa hai bên ngày càng mạnh, hoạt động bạo lực ngày càng gia tăng, chính trị miền Nam - đặc biệt ở nông thôn - ngày càng bất ổn. Để đối phó với sự gia tăng hoạt động của những người cộng sản, chính quyền Việt Nam Cộng hoà đẩy mạnh hoạt động chống Cộng. Những biện pháp càn quét của Việt Nam Cộng hoà thu được kết quả khiến những người cộng sản bị thiệt hại nặng.<ref name="quankhu8"/>
Trước tình hình đó, cuối năm 1958, Xứ ủy Nam Bộ chỉ đạo cho các Liên tỉnh ủy không được hoạt động vũ trang, cho phần lớn cán bộ đảng viên tạm ngừng hoạt động hoặc đổi địa bàn hoạt động để giữ gìn lực lượng, một bộ phận ra hoạt động hợp pháp lâu dài. Lực lượng vũ trang vẫn được duy trì nhưng không còn hoạt động mà rút vào căn cứ [[Đồng Tháp]] hoặc biên giới Campuchia sinh sống. Những người đổi địa bàn hoạt động bị bắt hơn phân nửa, một số khác mất tinh thần, bỏ công tác, lo làm ăn. Số còn hoạt động nhiều người bị mất tinh thần, giảm liên hệ với quần chúng, giảm hoạt động tuyên truyền. Nhìn chung đến cuối năm 1958, sau 2 năm thực hiện chủ trương dùng đấu tranh chính trị, dùng bạo lực, tổng khởi nghĩa giành chính quyền, lực lượng cộng sản miền Nam thiệt hại nặng, phong trào đấu tranh của họ tại miền Nam đi xuống.<ref>Quân khu 8 ba mươi năm kháng chiến (1945 - 1975), chương 4: Đấu tranh chính trị, giữ gìn lực lượng khởi nghĩa từng phần, tiến tới Đồng Khởi (20-7-1955 đến cuối năm 1959), trang 319-321, Đảng uỷ - Bộ tư lệnh quân khu 9, Nxb Quân đội Nhân dân, 1998</ref>
Ngày 6/5/1959, Quốc hội Việt Nam Cộng Hoà thông qua luật số 91 mang tên [[Luật 10-59]] quy định việc tổ chức các Tòa án quân sự đặc biệt với lý do "xét xử các tội ác chiến tranh chống lại Việt Nam Cộng Hòa". Theo luật 10-59, bị can có thể được đưa thẳng ra xét xử mà không cần mở cuộc điều tra, án phạt chỉ có hai mức: [[tử hình]] hoặc tù khổ sai, xét xử kéo dài 3 ngày là tối đa, không có ân xá hoặc kháng án; dụng cụ tử hình có cả [[máy chém]]. Sau khi luật này được ban hành, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đẩy mạnh truy quét, bắt bớ, khủng bố, nên lực lượng cộng sản bị thiệt hại nặng nề.<ref>Quân khu 8 ba mươi năm kháng chiến (1945 - 1975), chương 4: Đấu tranh chính trị, giữ gìn lực lượng khởi nghĩa từng phần, tiến tới Đồng Khởi (20-7-1955 đến cuối năm 1959), trang 326, Đảng uỷ - Bộ tư lệnh quân khu 9, Nxb Quân đội Nhân dân, 1998</ref>
Ngày 13/1/1959, Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam họp Hội nghị lần thứ 15 ra Nghị quyết 15 "''Về tăng cường đoàn kết, kiên quyết đấu tranh giữ vững hoà bình, thực hiện thống nhất nước nhà''" chính thức phát động đấu tranh vũ trang kèm đấu tranh chính trị. Nghị quyết 15 xác định "''Vì chế độ miền Nam là một chế độ thực dân và nửa phong kiến cực kỳ phản động và tàn bạo, vì chính quyền miền Nam là chính quyền đế quốc và phong kiến độc tài, hiếu chiến, cho nên ngoài con đường cách mạng, nhân dân miền Nam không có con đường nào khác để tự giải phóng khỏi xiềng xích nô lệ... Theo tình hình cụ thể và yêu cầu hiện nay của cách mạng thì con đường đó là lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ quyền thống trị của đế quốc và phong kiến, dựng lên chính quyền cách mạng của nhân dân. Đó là mục tiêu phấn đấu của nhân dân miền Nam hiện nay.''"<ref>[http://www.daihocluathn.edu.vn/images/stories/Hoc%20lieu/Duong%20loi%20cach%20mang%20cua%20DCS%20VN/14._vkien_dcstt_t20-nqhntw_lan_t15_mo_rong_ve_tang_cuong_doan_ket.thuc_hien_tnhat_nuoc_nha.doc Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 15 (mở rộng) về tăng cường đoàn kết, kiên quyết đấu tranh giữ vững hoà bình, thực hiện thống nhất nước nhà]</ref>
Tháng 2/1959, sau khi nhận được thông báo nội dung cơ bản Nghị quyết 15, Xứ ủy Nam Bộ chỉ đạo các tỉnh tăng cường hoạt động vũ trang hỗ trợ quần chúng nổi dậy giành chính quyền ở nông thôn.<ref name="quankhu8"/> Trên toàn miền Nam, lực lượng cộng sản miền Nam thực hiện một số cuộc tấn công vũ trang quy mô trung đội hoặc đại đội (được phiên hiệu thành tiểu đoàn) vào các đơn vị lực lượng quân sự của Việt Nam Cộng hoà.
Nhìn chung trong năm 1959, lực lượng cộng sản miền Nam vẫn cố gắng tái hoạt động vũ trang dù đang gặp nhiều khó khăn. Hàng chục đơn vị vũ trang đầu tiên ở miền Nam của người cộng sản trong những năm 1956-1959 có quân số thất thư­ờng, nơi nào cũng có hiện t­ượng "đào súng lên" rồi lại phải cất giấu súng. Không phải lúc ấy người cộng sản thiếu lực l­ượng hay bộ đội địa phư­ơng không có khả năng chiến đấu, hoặc lo rằng các sư­ đoàn chủ lực của địch sẽ tiêu diệt các đơn vị vũ trang nhỏ bé của họ, mà vấn đề là phải chờ chủ trư­ơng của cấp trên.<ref>LỰC L­ƯỢNG VŨ TRANG CÁCH MẠNG MIỀN NAM TRONG TIẾN TÌNH CHUYỂN HƯ­ỚNG CHỈ ĐẠO CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG Ở THỜI ĐIỂM BẢN LỀ LỊCH SỬ PGS.TS Nguyễn Đình Lê đăng trên web Đại học Quốc gia Hà Nội</ref> Bên cạnh đó, phong trào đấu tranh chính trị và hệ thống tổ chức Đảng dần phục hồi, nhiều cơ sở quần chúng được xây dựng.<ref name="quankhu8"/> Tuy nhiên đến lúc này, những người cộng sản miền Nam đã rất suy yếu so với năm 1955 nên rất cần sự hỗ trợ lớn từ miền Bắc.<ref>Quân khu 8 ba mươi năm kháng chiến (1945 - 1975), chương 4: Đấu tranh chính trị, giữ gìn lực lượng khởi nghĩa từng phần, tiến tới Đồng Khởi (20-7-1955 đến cuối năm 1959), trang 326-327, Đảng uỷ - Bộ tư lệnh quân khu 9, Nxb Quân đội Nhân dân, 1998</ref> Các đoàn cán bộ từ miền Bắc (trong đó có nhiều cán bộ người miền Nam từng tập kết ra Bắc năm 1955) bắt đầu được cử vào để chi viện, tăng cường cho miền Nam.


==參考==
==參考==