𨀈𬧐內容

恪別𡧲版𢯢𢷮𧵑「戰爭越南」

10.411 bytes added 、 𣈜8𣎃7𢆥2015
𣳔259: 𣳔259:


底保衛各根據𥪝𡑝𩙻、花旗勤𠳚添[[氺軍陸戰]]。𡢐𪦆吏出現問題沛房首自車吧、𡳳共、羅沛尋-滅對方漊𥪝各根據𧵑𣱆。勢羅軍美㐌寅夤直接打𠊝朱軍隊越南共和、吧軍隊呢寅夤指群羅力量次要、主要底𡨹安寧在各漨𣱆撿刷。
底保衛各根據𥪝𡑝𩙻、花旗勤𠳚添[[氺軍陸戰]]。𡢐𪦆吏出現問題沛房首自車吧、𡳳共、羅沛尋-滅對方漊𥪝各根據𧵑𣱆。勢羅軍美㐌寅夤直接打𠊝朱軍隊越南共和、吧軍隊呢寅夤指群羅力量次要、主要底𡨹安寧在各漨𣱆撿刷。
==== 沔北吧戰爭空軍 ====
{{正|戰爭越南(沔北、1965-1968)|戰役𩆷𡃚}}
[[Tập tin:F105.jpg|trái|nhỏ|160px|𪨞𣛠𩙻F105𧵑空軍美當縈怍北越南1966]]
Bắt đầu từ tháng 8 năm [[1964]] miền Bắc đã phải đối phó với chiến tranh trên không rất ác liệt của Không quân và Hải quân Hoa Kỳ. Đầu tiên là [[chiến dịch Mũi Tên Xuyên]] (''Pierce Arrow'') ngày 5 tháng 8 năm 1964, hành động trả đũa [[sự kiện Vịnh Bắc Bộ]]<ref>Ellsberg, Daniel, ''Secrets: A Memoir of Vietnam and the Pentagon Papers'', New York: Viking, 2002</ref> do máy bay của Hải quân Mỹ thực hiện, đánh phá các căn cứ hải quân của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở [[Lạch Trường]] ([[Thanh Hóa]]), [[Bãi Cháy]] ([[Hồng Gai, Hạ Long|Hòn Gai]]).
Tại Bãi Cháy, bộ đội cao xạ phòng không đã chủ động đánh trước khi máy bay Mỹ oanh kích. Hai máy bay Mỹ loại [[Douglas A-4 Skyhawk|A-4 Skyhawk]] bị bắn rơi. Phi công Mỹ [[Everett Alvarez]] nhảy dù xuống biển đã bị dân chài bắt sống, trở thành người tù binh Mỹ đầu tiên trong Chiến tranh Việt Nam.<ref>[http://www.vnn.vn/chinhtri/doingoai/2004/08/223283/ ''Viên phi công Mỹ bị bắn rơi đầu tiên ở miền Bắc''], VietNamNet</ref> Tiếp đến là [[chiến dịch Sấm Rền]] đầu năm 1965 đánh phá các tỉnh từ [[Thanh Hóa]] trở vào, sau đó chiến tranh không quân lan rộng ra toàn miền Bắc Việt Nam. Để đề phòng các phản ứng của quốc tế, Không quân Mỹ chỉ chừa lại nội thành hai thành phố [[Hà Nội]] và [[Hải Phòng]]. Chiến tranh không quân nhắm vào hệ thống đường xá giao thông và các mục tiêu công nghiệp, quân sự. Thậm chí các [[trạm biến thế]] điện nhỏ, các nhánh [[đường ray|đường sắt]] phụ cũng bị đánh. Bị đánh phá nặng nhất là tại khu vực hai tỉnh [[Hà Tĩnh]], [[Quảng Bình]], là cuống họng tiếp tế vào Nam, và tại khu vực [[Vĩnh Linh]] giáp [[sông Bến Hải]] - nơi dân chúng phải sống trong [[địa đạo Vịnh Mốc|địa đạo]].
Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thỏa thuận với Trung Quốc đưa một bộ phận quân đội Trung Quốc vào miền Bắc Việt Nam đóng ở một số vị trí quan trọng như tỉnh [[Quảng Ninh]], [[Thái Nguyên]] và dọc đường [[Quốc lộ 1A|Quốc lộ 1]], nhưng không được vượt quá phía nam Hà Nội. Sau đó một số lượng đáng kể nhân viên quân sự Trung Quốc được gửi sang miền Bắc, bắt đầu từ tháng 6 năm 1965. Tổng số quân Trung Quốc đã có mặt tại miền Bắc từ tháng 6-1965 đến tháng 3-1973 là gần 320.000 người. Tại thời điểm đông nhất có khoảng 130.000 người, bao gồm các đơn vị [[tên lửa đất đối không]], [[pháo phòng không]], các đơn vị [[công binh]] làm đường, dò mìn, và vận tải.<ref name="Qiang Zhai"/> Lực lượng này không được phép tham chiến mà chỉ để giúp Việt Nam sửa chữa cầu, đường bị bom Mỹ phá. Ông Lưu Đoàn Huynh, cố vấn ngoại giao Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, giải thích quân Trung Quốc sang Việt Nam do lo ngại việc Mỹ có thể đưa quân ra miền Bắc Việt Nam. Ông Barry Zorthian, phát ngôn viên sứ quán Mỹ tại Sài Gòn, cho biết Mỹ không mở rộng chiến tranh ra miền Bắc Việt Nam vì sợ Trung Quốc sẽ tham chiến.<ref name="Apokalypse">Apokalypse Vietnam (phim tài liệu), đạo diễn Ulle Schröder, Sebastian Dehnhardt, Ulrich Brochhagen, Peer Horstmann, Jürgen Eike, Cộng hòa Liên bang Đức, 2005</ref> Sách ''"Sự thật quan hệ Việt Nam - Trung Quốc"'' thì khẳng định mục tiêu của Trung Quốc "thâm hiểm" hơn: đó là tạo tiếng tốt "viện trợ Việt Nam", tập họp lực lượng ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ latinh, đẩy mạnh chiến dịch chống Liên Xô; cũng là để gây khó khăn cho việc vận chuyển hàng viện trợ khối XHCN quá cảnh Trung Quốc nhằm hạn chế khả năng đánh lớn của nhân dân Việt Nam, qua đó khiến Việt Nam buộc phải lệ thuộc vào Trung Quốc. Trung Quốc ngoài mặt muốn giúp Việt Nam tu sửa thiệt hại do không quân Mỹ, nhưng năm 1968 họ lại khuyến khích Mỹ tăng cường ném bom miền bắc Việt Nam<ref>SỰ THẬT VỀ QUAN HỆ VIỆT NAM & TRUNG QUỐC TRONG 30 NĂM QUA. Nhà Xuất Bản Sự Thật 1986. PHẦN THỨ BA: TRUNG QUỐC VỚI CUỘC ĐẤU TRANH CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM ĐỂ GIẢI PHÒNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT NƯỚC NHÀ (1954-1975). II -THỜI KỲ 1965-1969: LÀM YẾU VÀ KÉO DÀI CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM</ref>.
Cuộc sống của người dân miền Bắc ngày càng khó khăn và căng thẳng, ngay cả bộ đội cũng bị thiếu ăn. Ở thành thị, dân chúng tản cư về nông thôn để tránh bom, nhu yếu phẩm cho thị dân được bán theo chế độ tem phiếu rất nghiêm ngặt. Nông thôn vắng bóng nam thanh niên. Nữ thanh niên vừa lao động sản xuất vừa được điều động tham gia vào lực lượng dân quân tự vệ bảo vệ trật tự và tham gia huấn luyện quân sự, bắn máy bay. Chính phủ huy động hàng vạn nữ thanh niên đi [[Thanh niên xung phong]] vào tuyến lửa tại các tỉnh bị đánh phá nặng nề nhất như [[Nghệ An]], [[Hà Tĩnh]], [[Quảng Bình]], và vào tuyến [[đường Trường Sơn]], sang [[Lào]] để làm nhiệm vụ hậu cần, làm đường và đảm bảo giao thông. Tỷ lệ thương vong khá lớn vì bom đạn và bệnh tật.
Về xã hội, chính quyền địa phương cố gắng tạo điều kiện cho thanh niên lập gia đình trước khi nhập ngũ. Nhà nước tìm mọi cách nâng cao tinh thần của dân chúng cho kháng chiến. Tất cả mọi người đều tham gia các tổ chức quần chúng của [[Đảng Cộng sản Việt Nam|Đảng Lao động Việt Nam]]. Các tổ chức quần chúng trên có vai trò nhất định trong việc giữ vững tinh thần và niềm tin trong dân chúng và thi hành các đường lối chính sách của Đảng trong dân. <!-- Những tin tức ác liệt của chiến trường, số thương vong nặng nề ở miền Nam và chết bom ở miền Bắc không được công bố hoặc với số lượng giảm đi rất nhiều, chủ yếu trên thông tin báo đài là các tin chiến thắng lẫy lừng. --> <!-- Nhiều bài hát được các nhạc sĩ sáng tác ca ngợi mục tiêu giải phóng miền Nam, ca ngợi người lính, cổ vũ thanh niên nhập ngũ.<ref>Hồi ký một thằng hèn, trang 85-122, Nhạc sỹ Tô Hải, Nxb Tiếng Quê Hương, năm 2009 </ref> --> Nhân dân miền Bắc được phổ biến đời sống kinh tế tại miền Nam rất bấp bênh<ref>Hồ Chí Minh toàn tập (tập 10), trang 46, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, năm 2000. Trích: ''Việt Nam ta - Dưới chế độ đen tối của Mỹ - Diệm, tình hình miền Nam tiêu điều như thế nào, bà con ta đã rõ. ở đây tôi chỉ nhắc lại một con số do báo chí Sài Gòn nêu ra: "Sài Gòn có 1.219.000 người, trong đó 810.000 người không có lương cố định", nghĩa là thường xuyên không có công ăn việc làm, phải sống vất vơ vất vưởng.''</ref>, nhân dân miền Nam (nhất là ở vùng nông thôn) bị khốn khổ bởi những cuộc bắn phá, càn quét, rải chất độc hóa học phá hoại mùa màng và chính sách [[Ấp Chiến lược]] - "thực tế là trại tập trung" của Mỹ Ngụy.<ref>Hồ Chí Minh toàn tập (tập 11), trang 113,116,124,144,145,174,182,199,221,290,291,294,295..., Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, năm 2000. Trích dẫn từ cuộc phỏng vấn của nhà báo William Bớc sét-Phóng viên Tuần Báo Mỹ ''"Người bảo vệ Dân tộc"''</ref>
Xã hội xuất hiện nhiều tấm gương về chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Các nguồn lực được huy động tối đa và có hiệu quả để phục vụ mục tiêu giải phóng miền Nam. Các nhà báo Pháp nhận xét: ''"Mọi lối sống cá nhân đều biến mất để cùng xây dựng một cố gắng tập thể tuyệt vời, điều hành bởi một bộ máy thống nhất và quy củ"''.<ref>Phóng sự phỏng vấn Chủ tịch Hồ Chí Minh, đài ORTF ngày 5-6-1964</ref> Nói chung, tinh thần của người dân miền Bắc rất cao, họ vẫn có thể chấp nhận hy sinh cao hơn nữa để giành được thắng lợi cuối cùng.
Lực lượng phòng không của Quân đội Nhân dân Việt Nam không thể đua tranh với Không quân và Hải quân Hoa Kỳ nên dồn sức bảo vệ các mục tiêu thật quan trọng như Hà Nội, Hải Phòng, các thành phố lớn, các điểm giao thông quan trọng và các nơi máy bay địch hay qua lại nhiều. Những nơi còn lại được phân cho các lực lượng [[dân quân tự vệ]] trang bị pháo và súng máy phòng không đảm trách. Đến năm [[1965]], lực lượng phòng không tại miền Bắc có một số trang bị khá hiện đại do Liên Xô cung cấp, gồm nhiều trung đoàn pháo phòng không các tầm cỡ (có loại điều khiển bằng [[ra đa|radar]]), hệ thống radar cảnh giới và dẫn đường cho không quân, hệ thống tên lửa phòng không và không quân tiêm kích. [[Quân chủng Phòng không-Không quân (Việt Nam)|Các lực lượng phòng không không quân]] của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã chiến đấu khá sáng tạo, vô hiệu hóa được các ưu thế công nghệ của đối phương, chống trả quyết liệt và gây thiệt hại đáng kể cho Không quân và Hải quân Hoa Kỳ.


==參考==
==參考==