𨀈𬧐內容

恪別𡧲版𢯢𢷮𧵑「戰爭越南」

7.370 bytes added 、 𣈜9𣎃7𢆥2015
𣳔276: 𣳔276:


力量防空𧵑軍隊人民越南空體𢵋爭唄空軍吧海軍花旗𢧚屯飭保衛各目標實關重如河内、海防、各城舖𡘯、各點交通關重吧各坭𣛠𩙻敵咍過吏𡗉。仍坭群吏得分朱各力量[[民軍自衛]]装備炮吧銃𣛠防空擔責。𦤾𢆥[[1965]]、力量防空在沔北𣎏𠬠數装備可現代由聯搊空級、𪞍𡗉中團炮防空各𣅵𢤫(𣎏類調譴憑[[𠚢多|radar]])、系統𠚢多境界吧引塘朱空軍、系統𠸜焒防空吧空軍漸擊。[[軍種防空-空軍(越南)|各力量防空空軍]]𧵑軍隊人民越南㐌戰鬥可𤎜造、無效化得各優勢工藝𧵑對方、𢶢呂決劣吧𢲧𧵳害當計朱空軍吧海軍花旗。
力量防空𧵑軍隊人民越南空體𢵋爭唄空軍吧海軍花旗𢧚屯飭保衛各目標實關重如河内、海防、各城舖𡘯、各點交通關重吧各坭𣛠𩙻敵咍過吏𡗉。仍坭群吏得分朱各力量[[民軍自衛]]装備炮吧銃𣛠防空擔責。𦤾𢆥[[1965]]、力量防空在沔北𣎏𠬠數装備可現代由聯搊空級、𪞍𡗉中團炮防空各𣅵𢤫(𣎏類調譴憑[[𠚢多|radar]])、系統𠚢多境界吧引塘朱空軍、系統𠸜焒防空吧空軍漸擊。[[軍種防空-空軍(越南)|各力量防空空軍]]𧵑軍隊人民越南㐌戰鬥可𤎜造、無效化得各優勢工藝𧵑對方、𢶢呂決劣吧𢲧𧵳害當計朱空軍吧海軍花旗。
==== 各戰役[[戰略尋吧滅|尋-滅]] ====
{{正|戰役Plei Me|局反攻務刳1965-1966|局反攻務刳1966-1967|戰略尋吧滅}}
Ngay sau khi quân đội Hoa Kỳ đổ bộ vào miền Nam Việt Nam, tình hình chiến sự thay đổi có lợi cho phía Mỹ và Việt Nam Cộng hòa. [[Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam|Quân Giải phóng miền Nam]] bị đẩy lui vào thế phòng thủ, bị không quân và kỵ binh bay của Mỹ truy tìm ráo riết. Các đơn vị lớn phải rời bỏ vùng đồng bằng trống trải để lui về miền nông thôn hoặc núi rừng. Ở đồng bằng, họ chỉ để lại các đơn vị nhỏ và phát động [[chiến tranh nhân dân]] đánh du kích. Cố vấn [[Edward Lansdale]] đề xuất ý kiến, cho rằng nếu như có thể chiếm được lòng dân miền Nam thì du kích sẽ không có chỗ để trốn, nhưng kế hoạch đã thất bại và dẫn đến việc dùng chất độc da cam và chính sách tìm-diệt.<ref>{{Chú thích sách|coauthors=Gerald A. Danzer|others=and many other.|title=The Americans|publisher=McDougal Littell|pages=945|chapter=30|language=Tiếng Anh}}</ref>
[[Tập tin:Nông dân bị tình nghi là cộng sản.jpg|nhỏ|phải|180px|Nông dân bị lính Mỹ bắt vì bị tình nghi là cộng sản]]
Tháng 11 năm [[1965]] đã xảy ra [[Trận Ia Đrăng|một trận đánh rất ác liệt tại vùng thung lũng sông Ia Drang]], gần biên giới [[Campuchia]] thuộc tỉnh [[Kon Tum]]. Một trung đoàn chính quy Quân Giải phóng miền Nam và một lữ đoàn thuộc [[Sư đoàn 1 Kỵ binh bay]] của Mỹ đã dàn quân đánh nhau để thử sức. Thực chất đây là hai trận đánh liên tiếp, [[trận Xray]] và [[trận Albany]], diễn ra trong bốn ngày đêm. Hai bên đều bị thương vong nặng, và tuy cùng tuyên bố thắng lợi, đều biết được thực lực đối phương là đáng gờm.
Sau trận này, quân Giải phóng đã tìm ra cách hạn chế ưu thế quân sự áp đảo của Mỹ. Phía Mỹ có hỏa lực cực mạnh và tổ chức chiến đấu hoàn hảo. Đặc biệt có yểm trợ không quân rất hiệu quả mà vũ khí khủng khiếp nhất của họ là [[boeing B-52 Stratofortress|máy bay B52]], [[bom napan|bom napal]] và trực thăng vũ trang, nên từ đó Quân Giải phóng miền Nam bỏ tham vọng đánh tiêu diệt các đơn vị Mỹ cấp trung đoàn. Họ tránh đánh những trận dàn quân đối đầu trực tiếp mà chỉ áp dụng chiến thuật đánh tập kích. Quân của họ luôn bám sát những toán quân Mỹ nhưng không giao chiến, chỉ khi đối phương dựng trại nghỉ ngơi hoặc sơ hở thì họ tập kích hoặc phục kích, đánh xong nhanh chóng rời chiến trường trước khi pháo binh và máy bay địch kịp đáp trả. Một khi xung phong thì luôn áp sát đánh gần, dùng lối cận chiến ''"Nắm thắt lưng địch mà đánh"'' để không cho đối phương sử dụng pháo binh và không quân. Dù rất hiện đại nhưng quân đội Mỹ không quen chiến đấu trong địa hình rừng núi quen thuộc của đối phương, nơi mà vũ khí của họ không phát huy hết tác dụng. Quân Mỹ "[[chiến lược Tìm và diệt|tìm-diệt]]" nhưng chẳng thấy địch đâu tuy bất cứ lúc nào họ cũng có thể bị tấn công.
Lực lượng du kích quân Giải phóng cũng mở rộng tầm tấn công, không những với mục tiêu quân sự mà còn tấn công vào cơ cấu tổ chức hành chính địa phương của Việt Nam Cộng hòa bằng việc thuyết phục, đe dọa, đôi khi là ám sát những chỉ điểm viên chuyên lùng bắt du kích. Chủ trương này ngoài hiệu quả triệt hạ nguồn nhân sự điều hành chính quyền địa phương mà còn tác động đến tâm lý đại chúng ở Miền Nam.<ref>Thayer, Thomas. ''War Without Fronts''. Boulder, CA: Westview Press, 1985. tr 51</ref> Ngoài ra họ còn sử dụng lực lượng biệt động hoạt động tại các thành phố lớn chuyên ném lựu đạn vào quân Mỹ tại nơi công cộng, ám sát các chính trị gia nổi tiếng chống Cộng của Việt Nam Cộng hòa và đánh bom các cơ sở hành chính, khách sạn, hội trường, sân vận động... nhằm gây thương vong các sĩ quan, quan chức Mỹ và Việt Nam Cộng hòa để tạo tiếng vang<ref name="Apokalypse"/>. Để chống lại, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa đưa vào hoạt động [[Chiến dịch Phụng Hoàng]] nhằm phá hoại tổ chức và du kích địa phương của quân Giải phóng. Chiến dịch này đạt cao điểm sau cuộc [[Sự kiện Tết Mậu Thân|Tổng công kích Tết Mậu Thân]] năm 1968 khi nhiều tổ cán bộ Mặt trận Giải phóng đã lộ diện và bị chỉ điểm.<ref>Woodruff, Mark. ''Unheralded Victory''. Arlington, VA: Vandamere Press, 1999. tr 53-55</ref>
Trong hai năm [[1966]] và [[1967]] chiến sự giữa hai bên diễn ra chủ yếu tại miền Đông Nam Bộ, nơi có các căn cứ và kho tàng lớn của quân Giải phóng. Bộ chỉ huy chiến trường của Mỹ đã tung ra ba chiến dịch lớn để đánh vào các căn cứ này, đó là các chiến dịch:
# [[Chiến dịch Cedar Falls]] – đánh vào khu [[Tam giác sắt Củ Chi]], nơi có hệ thống địa đạo mà Quân Giải phóng dùng làm bàn đạp thâm nhập Sài Gòn;
# [[Chiến dịch Attleboro]] – đánh vào [[dương Minh Châu (chiến khu)|chiến khu Dương Minh Châu]]
# [[Chiến dịch Junction City]] – đánh vào [[chiến khu C]] nơi đặt Bộ chỉ huy của Quân Qiải phóng miền Nam.
Đặc biệt là [[chiến dịch Junction City]], khi Mỹ huy động tới 45.000 quân và hàng trăm trực thăng với ý định bao vây để diệt gọn cơ cấu lãnh đạo chiến tranh của Mặt trận Giải phóng miền Nam, phá hủy khu căn cứ đầu não của [[Trung ương Cục miền Nam|Trung ương cục miền Nam]] và Mặt trận Dân tộc Giải phóng. Các cuộc tiến công tuy đã huy động rất lớn các lực lượng của Mỹ nhưng không đem lại kết quả: các cơ cấu lãnh đạo, kho tàng, căn cứ của Quân Giải phóng vẫn an toàn, quân Mỹ bị tiến công liên tục, trong thế trận đối phương đã bày sẵn, trong địa bàn quen thuộc của đối phương và phải bỏ dở các cuộc hành quân.
Qua 3 năm chiến đấu trực tiếp với quân Mỹ, tuy vẫn đứng vững trên chiến trường, nhưng thương vong của quân Giải phóng cũng tăng lên, nếu cục diện này tiếp tục kéo dài thì không thể giành được chiến thắng quyết định. Để xoay chuyển tình thế tạo đột phá cho cuộc chiến tranh, Bộ chính trị Đảng Lao động Việt Nam tại Hà Nội quyết định mở [[Sự kiện Tết Mậu Thân|cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân]] năm [[1968]].


==參考==
==參考==