𨀈𬧐內容

恪別𡧲版𢯢𢷮𧵑「戰爭越南」

13.678 bytes added 、 𣈜10𣎃7𢆥2015
𣳔310: 𣳔310:


哿𠄩𪰂越南民主共和吧美空𣎏㗂呐終底減強度戰爭。𪰂美駮𠬃畢哿仍條件𦓡𪰂越南民主共和迻𠚢(美沛凝𢷁呠𪰂北爲線17)吧接俗𨇉徜戰爭、瘧吏𪰂越南民主共和拱駮𠬃每條件𧵑美羅枕𠞹迻軍𠓨沔南。沛𦤾欺局[[事件節戊申|總進攻節戊申]]弩𠚢𠓨𢆥1968時美𡤓單方讓部吧執認仍條件越南民主共和迻𠚢。
哿𠄩𪰂越南民主共和吧美空𣎏㗂呐終底減強度戰爭。𪰂美駮𠬃畢哿仍條件𦓡𪰂越南民主共和迻𠚢(美沛凝𢷁呠𪰂北爲線17)吧接俗𨇉徜戰爭、瘧吏𪰂越南民主共和拱駮𠬃每條件𧵑美羅枕𠞹迻軍𠓨沔南。沛𦤾欺局[[事件節戊申|總進攻節戊申]]弩𠚢𠓨𢆥1968時美𡤓單方讓部吧執認仍條件越南民主共和迻𠚢。
==== 事件節戊申 ====
{{正|事件節戊申|戰役塘9-溪生}}
Vào dịp Tết Mậu Thân năm 1968, [[Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam|quân Giải phóng]] tung ra trận Tổng tiến công và nổi dậy khắp miền Nam, đánh vào hầu hết các thành phố, thị xã và các căn cứ quân sự của đối phương. Đây là một sự kiện gây chấn động trên thế giới và có một vai trò bước ngoặt trong cuộc chiến tranh này.
Nắm được điểm yếu của phía Mỹ là dư luận của cả nhân dân và chính giới tại Mỹ ngày càng trở nên thiếu kiên nhẫn và [[phong trào phản chiến]] ngày càng lên mạnh<ref name="SGK">Vũ Dương Ninh (chủ biên), ''Sách giáo khoa Lịch Sử Việt Nam 12'', Chương "Tình hình cách mạng Miền Nam Việt Nam giai đoạn 1968-1972", NXB Giáo Dục 2005</ref> khi mà quân đội Mỹ tham chiến quá lâu tại nước ngoài mà không có được một tiến bộ rõ rệt khả dĩ cho phép rút quân về nước, Bộ chính trị [[Đảng Cộng sản Việt Nam|Đảng Lao động Việt Nam]] hoạch định một chiến dịch nhằm gây tiếng vang lớn (''"Một cú đập lớn để tung toé ra các khả năng chính trị"'') – [[Lê Duẩn]]<ref>[http://www.xaydungdang.org.vn/Home/Lyluan-Thuctien-Kinhnghiem/2013/5974/Cuoc-Tong-tien-cong-va-noi-day-Tet-Mau-Than-1968-Mot.aspx Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968- Một mốc son có ý nghĩa chính trị và quân sự to lớn, Phạm Thị Nhung, Tạp chí Xây dựng Đảng]</ref> nhằm buộc Mỹ xuống thang chiến tranh đi vào đàm phán.
Trong thực tế, vào tháng 1 năm 1968, tình báo của Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã thu thập được các tài liệu nói về cuộc tổng tấn công sắp tới của Quân Giải phóng. Tuy vậy, họ cho rằng đây chỉ là tài liệu do đối phương tung ra để làm nghi binh và không đáng tin cậy. [[William Westmoreland]], tổng chỉ huy quân đội Mỹ tại Việt Nam, nhận định Quân đội Nhân dân Việt Nam sẽ tấn công vào mùa khô với các trọng điểm là Thừa Thiên, Quảng Trị và [[Khe Sanh]].<ref>{{chú thích web | url = http://web.archive.org/web/20070706222856/http://vietnamnet.vn/psks/2007/10/748985/ | tiêu đề = VietNamNet  | author =  | ngày =  | ngày truy cập = 17 tháng 2 năm 2015 | nơi xuất bản = [[VietNamNet]] | ngôn ngữ = }}</ref> Hầu hết người Mỹ và đồng minh Việt Nam Cộng hòa của họ hoàn toàn bất ngờ và bị động trước cuộc tấn công này.
[[Tập tin:Moods, President Lyndon B. Johnson, Secretary of Defense Robert McNamara in Cabinet Room meeting - NARA - 192612.tif|nhỏ|250px|trái|Vẻ thất thần của Tổng thống Mỹ [[Lyndon B. Johnson]] và Bộ trưởng Quốc phòng [[Robert McNamara]]. Ảnh chụp ngày 7-2-1968]]
Cuộc tiến công đã đồng loạt nổ ra vào đêm 30 Tết Mậu Thân, tức ngày [[30 tháng 1]] năm [[1968]], trên khắp các đô thị miền Nam. Để khuếch đại tiếng vang đến mức tối đa, các lãnh đạo Quân Giải phóng đã lựa chọn phương án mạo hiểm nhất là đánh thẳng vào hậu phương của đối phương. Ngay đêm đầu tiên, lực lượng [[biệt động Sài Gòn]] đã nhằm vào các mục tiêu khó tin nhất trong thành phố<ref name="Arnold">Arnold, James R. ''The Tet Offensive 1968''. New York: Praeger Publishers, 1990. ISBN 0-275-98452-4.</ref>: Toà Đại sứ quán Mỹ, [[Dinh Độc Lập|dinh Tổng thống]], Đài phát thanh, Bộ Tổng tham mưu, [[sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất|sân bay Tân Sơn Nhất]]... Sau đó quân tiếp ứng thẩm thấu vào thành phố tiếp quản các mục tiêu và tham gia chiến đấu. Cuộc tiến công đã tạo bất ngờ lớn và làm tổn thất đáng kể cho quân đội Mỹ và Việt Nam Cộng hòa,<ref name="Arnold"/> cũng như gây chấn động dư luận thế giới.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành công, quân Giải phóng cũng mắc phải những sai lầm trong kế hoạch tác chiến. Trong việc lập kế hoạch cho cuộc tổng tiến công, họ đã có những đánh giá không đúng với thực tế tình hình và duy ý chí. Kế hoạch trên dựa trên nhận định thấp về khả năng của đối phương và đánh giá quá cao khả năng của họ, nên Quân Giải phóng đã phải chịu thương vong lớn. Một trong các mục tiêu là khiến người dân miền Nam đồng loạt nổi dậy ủng hộ quân Giải phóng đã không xảy ra<ref name="Apokalypse"/> Trong việc lập kế hoạch tiến công Mậu Thân 1968, các cấp chỉ huy chiến đấu của Quân Giải phóng miền Nam đã không tách bạch đâu là mục tiêu chính trị thực chất của cuộc tiến công và đâu là mục tiêu được phổ biến rộng rãi trong quân để cổ vũ khí thế chiến đấu.<ref name="Arnold"/> Mục tiêu thực chất là đánh lớn gây tiếng vang hướng tới dư luận và chính giới Mỹ để buộc đối phương xuống thang, đàm phán. Còn mục tiêu được phổ biến tuyên truyền trong cán bộ binh sĩ để nâng cao sĩ khí là trận cuối cùng "đánh dứt điểm" đối phương. Các cán bộ chiến trường khi lập kế hoạch tác chiến cũng tin tưởng vào quyết tâm đánh dứt điểm của cấp trên nên họ lập kế hoạch và tiến hành đánh theo kiểu trận đánh cuối cùng, làm cho việc tác chiến trở nên bị động đối phó. Điều sai lầm nữa cho Quân Giải phóng là họ đã không linh hoạt thay đổi tuỳ theo tình hình.<ref name="Arnold"/><ref>Wilbanks, James H. ''The Tet Offensive: A Concise History''. New York: Columbia University Press, 2006</ref> Khi thấy chưa đạt được mục tiêu trong đợt tấn công đầu tiên họ đã phát động tiếp đợt 2 vào tháng 5, đợt 3 vào tháng 8 khi mà kế hoạch đã bại lộ và đối phương đã đề phòng và chuẩn bị đón đánh, làm cho thiệt hại của họ càng lớn.
Sau Tổng tiến công Mậu Thân, Quân Giải phóng bị đánh bật khỏi các đô thị<ref name="SGK"/>: Các đơn vị quân sự chịu thương vong lớn, nhiều lực lượng chính trị nằm vùng ở đô thị bị bộc lộ và bị triệt phá, thương vong cao hơn hẳn những năm trước. Thậm chí đã có ý kiến trong giới lãnh đạo Quân Giải phóng là cho giải tán các đơn vị cỡ [[sư đoàn]], quay trở về lối đánh cấp [[trung đoàn]] trở xuống. Họ tránh giao chiến lớn tại miền Nam và rút lui về các chiến khu tại vùng nông thôn, miền núi hoặc đi ẩn náu tại bên kia biên giới [[Lào]] và [[Campuchia]], phải tới năm 1970 lực lượng của họ mới hồi phục lại được. Tình thế chiến trường yên tĩnh hơn giúp [[Quân lực Việt Nam Cộng hòa]] có thời gian bổ sung lại những thiệt hại lớn trong năm 1968, đồng thời tiến hành các chiến dịch bình định nông thôn, đặc biệt là [[chiến dịch Phụng Hoàng|chiến dịch Phượng hoàng]] nhằm triệt phá phong trào chính trị của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam ở nông thôn và thành thị. Đó là cơ sở để giới quân sự Mỹ và Việt Nam Cộng hòa cho rằng cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân đã thất bại.
[[Tập tin:The final evacuation of Khe Sanh base complex, July 1st 1968.png|nhỏ|270px|phải|Thủy quân lục chiến Mỹ rút chạy khỏi Khe Sanh, ảnh chụp ngày 1/7/1968 tại sân bay Tà Cơn.]]
Mặt khác, Quân Giải phóng cũng có lý do để cho rằng Mậu Thân 1968 là một [[thắng lợi chiến lược]] trong chiến tranh của họ<ref name="SGK"/>, bởi họ đã ''"đánh bại ý chí xâm lược của Mỹ"''<ref>Kết luận của Bộ Chính trị họp ngày 23-4-1994, số 215 - BBK/BCT</ref>, bắt buộc Mỹ phải xuống thang và bắt đầu rút khỏi Việt Nam. Lực lượng quân Giải phóng suy yếu thì sẽ hồi phục lại, còn Mỹ một khi đã ra đi thì khó mà trở lại được.
Sự kiện Tết Mậu Thân không chỉ khiến cho các bên tham chiến thiệt hại nặng mà còn gây thương vong rất nhiều dân thường. Các lực lượng tham chiến đều có những hành động tàn bạo vượt quá chuẩn mực chiến tranh thông thường nhắm vào đối phương hoặc những người dân vô tội bị xem là ủng hộ đối phương như các vụ [[Thảm sát Mỹ Lai]], [[Saigon Execution]], [[Thảm sát Huế Tết Mậu Thân]].
Cuộc tổng tiến công đã làm dư luận Mỹ thấy rằng việc đưa quân tham chiến với nỗ lực cao đã làm căng thẳng trong xã hội Mỹ, kinh tế giảm sút, gây nhiều hệ lụy xấu cho xã hội... mà vẫn không dứt điểm được quân đối phương, chiến tranh kéo dài không biết đến bao giờ mới kết thúc.<ref name="SGK"/> Điều này đưa đến kết luận là Mỹ không thể thắng được trong cuộc chiến này. Các chính trị gia trong [[Quốc hội Hoa Kỳ|Quốc hội Mỹ]] gây sức ép lên chính phủ đòi xem xét lại cam kết chiến tranh, đòi hủy bỏ ủy quyền cho chính phủ tiến hành chiến tranh không cần phê chuẩn, thúc ép giải quyết chiến tranh bằng thương lượng.<ref name="Oberdorfer">Oberdorfer, Don, ''Tet!: The Turning Point in the Vietnam War''. Baltimore: The Johns Hopkins University Press, 1971. ISBN 0-8018-6703-7</ref>
Quy mô của cuộc tiến công làm dư luận Hoa Kỳ mất kiên nhẫn và sự tin tưởng với giới quân sự, họ đòi chấm dứt chiến tranh và rút quân về nước.<ref name="Oberdorfer"/> Một mặt họ thiếu niềm tin vào hiệu quả của quân đội, mặt khác, các hành động bạo liệt mất nhân tính được trình chiếu trên TV đánh vào lương tâm công chúng. Họ đòi hỏi phải chấm dứt chiến tranh ngay lập tức. Họ coi chiến tranh là bẩn thỉu.
Ngay các nhà lãnh đạo chính phủ Hoa Kỳ cũng chia rẽ trong quan điểm sẽ làm gì tiếp theo.<ref name="Oberdorfer"/> Các cố vấn hàng đầu của tổng thống và ngay Tổng thống Johnson thoái chí đi đến kết luận không thể tăng quân thêm nữa theo yêu cầu của giới quân sự mà phải xuống thang, đàm phán. Johnson cách chức Bộ trưởng quốc phòng McNamara và tướng Westmoreland, tổng chỉ huy quân Mỹ tại Việt Nam, bản thân ông cũng tuyên bố sẽ không ra tranh cử nhiệm kỳ tiếp theo.
Kết quả ngày [[31 tháng 3]] năm [[1968]], lần đầu tiên kể từ đầu cuộc chiến, chính phủ Hoa Kỳ buộc phải xuống thang chiến tranh. Tổng thống [[Lyndon B. Johnson]] tuyên bố chấm dứt ném bom miền Bắc Việt Nam, sẵn sàng đàm phán để chấm dứt chiến tranh, không tăng thêm quân theo yêu cầu của Bộ chỉ huy chiến trường, và từ chối tranh cử nhiệm kỳ tới. Tân tổng thống [[Richard Nixon|Richard M. Nixon]], thắng cử vì hứa chấm dứt chiến tranh, tuyên bố sẽ dần rút quân về nước và đàm phán với Quân Giải phóng. Chiến lược [[Chiến tranh cục bộ (Chiến tranh Việt Nam)|Chiến tranh cục bộ]] được kỳ vọng sẽ đem lại chiến thắng cho Mỹ giờ bị loại bỏ. Vấn đề của Mỹ bây giờ không còn là chiến thắng cuộc chiến nữa mà là rút ra như thế nào.
Tất cả những điều trên tạo cơ sở cho Quân Giải phóng thấy rằng họ đã đạt được mục tiêu đề ra của cuộc tổng tiến công Mậu Thân 1968 cho dù phải hy sinh nhiều lực lượng. Thất bại về [[chiến thuật]] đã được bù đắp bằng thắng lợi quan trọng hơn ở tầm [[thắng lợi chiến lược|chiến lược]], bởi nó tác động toàn diện đến tình hình quân sự, chính trị, tâm lý xã hội, chiến lược chiến tranh của cả nước Mỹ.
Sự rút quân Mỹ về nước là không thể đảo ngược và như vậy cũng có nghĩa chiến lược [[Chiến tranh cục bộ (Chiến tranh Việt Nam)|Chiến tranh cục bộ]] với các cuộc hành quân Tìm-diệt coi như phá sản. Chiến lược mới của chính phủ Mỹ để thay thế chiến lược cũ - [[Việt Nam hóa chiến tranh]] là không thể tránh khỏi. Chiến tranh Việt Nam đi vào giai đoạn mới mà chính quyền và quân đội Việt Nam Cộng Hòa phải tự mình chiến đấu mà không còn lính viễn chinh Mỹ trực tiếp tham chiến cùng (dù vẫn được Mỹ cung cấp yểm trợ hỏa lực và cố vấn quân sự). Về mặt chiến lược lâu dài, đây là bất lợi lớn vì quân đội Việt Nam Cộng hòa, dù trang bị hiện đại vẫn không thể so sánh về chất lượng so với quân viễn chinh Mỹ.


==參考==
==參考==