𨀈𬧐內容

恪別𡧲版𢯢𢷮𧵑「戰爭越南」

6.772 bytes added 、 𣈜5𣎃8𢆥2015
𣳔496: 𣳔496:


𡨌𣎃12𢆥1974、在𩈘陣沔東南部、軍解放發動[[戰役塘14-福隆|戰役福隆]]進打吧𡢐3廵占完全省呢。雖𠅍𠬠省𣦍在垌平南部格柴棍指曠100 km仍越南共和空𣎏反應釋當芾底恢復吏。𣱆空群軍預備機動底反擊姅。吧關重一羅花旗指反應於𣞪空𣎏鬥號羅𠱊乾涉孟。戰役呢㐌拱顧信想𧵑越南民主共和羅花旗𠱊𠃣𣎏可能乾涉𧿨吏。
𡨌𣎃12𢆥1974、在𩈘陣沔東南部、軍解放發動[[戰役塘14-福隆|戰役福隆]]進打吧𡢐3廵占完全省呢。雖𠅍𠬠省𣦍在垌平南部格柴棍指曠100 km仍越南共和空𣎏反應釋當芾底恢復吏。𣱆空群軍預備機動底反擊姅。吧關重一羅花旗指反應於𣞪空𣎏鬥號羅𠱊乾涉孟。戰役呢㐌拱顧信想𧵑越南民主共和羅花旗𠱊𠃣𣎏可能乾涉𧿨吏。
==== Tương quan lực lượng ====
Trong giai đoạn 1973–1975, sự viện trợ của Liên Xô và Trung Quốc cho Quân Giải phóng giảm rõ rệt, tổng số tấn vũ khí và thiết bị quân sự được viện trợ giảm từ khoảng 171.166 tấn/năm trong thời kì 1969-72 giảm xuống còn khoảng 16.415 tấn/năm trong thời kỳ 1973-75.<ref>Sau Hiệp định Paris, Liên Xô và Trung Quốc giảm viện trợ về vũ khí tấn công hạng nặng và không khuyến khích Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đánh lớn. Nguồn: Báo Quân đội Nhân dân, [http://www.vnn.vn/dulieu/2005/04/409835/ Những nguồn chi viện lớn cho cách mạng Việt Nam].</ref>, nhưng cán cân lực lượng vẫn dần có lợi cho Quân Giải phóng. Họ được bổ sung quân số đầy đủ, quân từ miền Bắc hành quân vào Nam bằng cơ giới trên [[đường Trường Sơn|đường mòn Hồ Chí Minh]] cả ngày lẫn đêm, đèn pha sáng trưng mà không sợ bị không lực Hoa Kỳ oanh tạc. Trong các năm này, [[đường Trường Sơn|đường mòn Hồ Chí Minh]] cũng đã được mở rộng hơn để đảm bảo cho việc cung cấp quy mô lớn cho chiến trường. Các trang thiết bị đạn dược và lương thực cũng đã đủ số trong các kho, từ kho của đơn vị chiến đấu đến kho hậu cứ và kho tại hậu phương miền Bắc. Xăng dầu đã được bơm thẳng theo tuyến đường ống cung cấp từ miền Bắc vào tận [[Bù Gia Mập]] tại miền Đông Nam Bộ và rất gần đến các kho đứng chân chiến đấu.
Đặc biệt ưu thế quan trọng nhất tạo nên áp đảo đối phương là tinh thần chiến đấu. Sau 15 năm kiên trì chiến đấu và đã buộc kẻ thù mạnh nhất là quân viễn chinh Mỹ phải rời khỏi Việt Nam, binh sĩ quân Giải phóng nhận thức được cơ hội giành chiến thắng hoàn toàn đã rất gần nên khí thế lên rất cao và sẵn sàng xung trận.
Quân đội Việt Nam Cộng hòa thì ngày càng gặp khó khăn, tuy phương tiện chiến tranh vẫn còn nhiều trong kho, nhưng họ bị hạn chế về kinh phí tài chính vì viện trợ của Hoa Kỳ đã bị cắt giảm từ hơn 1 tỷ USD trong những năm trước xuống chỉ còn 700 triệu USD<ref name="kienthuc"/>, các nguồn viện trợ kinh tế (Quỹ đối giá) thì bị Hoa Kỳ cấm sử dụng vào mục đích quân sự. Điều này khiến Việt Nam Cộng hòa khó khăn trong việc trả lương binh lính và nhất là khó khăn trong việc duy trì trang bị. Tuy hơn hẳn đối phương về không quân, nhưng quân chủng này đòi hỏi rất nhiều tài chính khi hoạt động, vì thiếu kinh phí nên không quân chỉ phát huy non nửa uy lực. Các khu dự trữ xăng dầu của Việt Nam Cộng hòa luôn là nơi bị [[biệt kích|đặc công]] Quân Đội Nhân Dân Việt Nam đánh phá nên vấn đề thiếu hụt nhiên liệu ngày càng trở nên gay gắt.
Nhưng điều khó khăn lớn nhất cho Quân đội Việt Nam Cộng hòa là tinh thần chiến đấu của binh sĩ xuống thấp. Sau [[Hiệp định Paris 1973|Hiệp định Paris]], các sĩ quan và binh lính đã thấy tương lai mờ mịt cho họ, tâm trạng bi quan chán nản và tinh thần chiến đấu sa sút nghiêm trọng dẫn đến tình trạng đào ngũ, trốn lính rất nhiều, bổ sung không kịp. Trong quân đội phổ biến tình trạng "lính ma": quân số, khí tài thực tế thì bị thiếu hụt nhưng trên giấy tờ thì vẫn có đủ. Số tiền chênh lệch rơi vào túi sĩ quan chỉ huy, trong khi chỉ huy cấp cao thì vẫn đánh giá quá cao sức mạnh thực tế của các đơn vị, dẫn tới các sai lầm trong việc chỉ huy.
Việt Nam Cộng hòa vẫn tiếp tục sống nhờ viện trợ Mỹ. Nền công nghiệp miền Nam nhỏ bé, nông nghiệp bị chiến tranh tàn phá, hàng triệu người di cư vào thành phố tránh chiến sự. Lạm phát phi mã xảy ra cùng với tệ tham nhũng, lợi dụng chức quyền càng làm cho nền kinh tế thêm tồi tệ. Ông Bùi Diễm, đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Hoa Kỳ, nhận định tình hình kinh tế và quân sự của miền Nam Việt Nam rất xấu khiến người dân không hài lòng với chính quyền Nguyễn Văn Thiệu, tiền lương quân nhân không đủ sống do đó tình hình chính trị cũng xấu theo.<ref name="Apokalypse"/>
Nhà sử học [[Gabriel Kolko]] nhận định: ''"Những người Cộng sản bị tụt xa về số lượng và trang thiết bị so với lực lượng của ông Thiệu, vốn được nhận dòng cung ứng khổng lồ các thiết bị quân sự từ Hoa Kỳ... Một đợt vũ khí, và khoảng 23.000 cố vấn Mỹ và nước ngoài tới dạy cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa cách sử dụng và duy trì những vũ khí đó đã khiến ông Thiệu thêm tự tin, và ngày càng tự tin hơn nhờ cam kết bí mật của Nixon rằng không lực Mỹ có thể trở lại tham gia cuộc chiến nếu phía VNDCCH đưa quân trở lại vào miền Nam... Ông Thiệu sử dụng nguồn cung ứng dồi dào về vũ khí mà Mỹ đã gửi cho ông, đặc biệt là pháo, và đến năm 1974, các cuộc pháo kích được tiếp tục với quy mô tổng lực (nhưng không có sự tham gia của lực lượng Mỹ), với việc Quân Lực VNCH bắn một lượng đạn lớn hơn nhiều so với phía những người Cộng sản... ông Thiệu tưởng rằng sức mạnh vượt trội về vũ khí sẽ cho phép ông hoàn toàn giành chiến thắng. Ông đã rất sai lầm, và kết cục là phải sống lưu vong khi quân đội của ông tan rã vào mùa xuân năm 1975".''<ref name="bbc.co.uk"/>
Theo các số liệu thống kê về cán cân lực lượng trên chiến trường (quân số, trang bị hạng nặng) thì tương quan lực lượng nghiêng về Việt Nam Cộng hòa. Nhưng với những thuận lợi và khó khăn thực chất của hai bên, ưu thế trên chiến trường đã nghiêng dần sang phía Quân Đội Nhân Dân Việt Nam. Việc họ nhanh chóng đè bẹp quân đội Việt Nam Cộng hòa trong [[chiến dịch Mùa Xuân 1975|chiến dịch mùa xuân năm 1975]] là phản ánh đúng cán cân lực lượng trên chiến trường.


==參考==
==參考==