書院:心理恄場專

番版𠓨𣅶10:09、𣈜14𣎃6𢆥2023𧵑SaigonSarang (討論 | 㨂𢵰) (造張㵋貝內容「心理恄場專 黃世攸 茹經濟學 心理「𫤾㫻𪥘󠄁𠀲𥘷𥪝𡊱渃浸」常川侈𫥨貝空𠃣父兄越南每欺𣱆固條空𣃣意貝場專笠譔。…」)
(恪) ←番版𫇰 | 番版㵋一 (恪) | 番版㵋→ (恪)

心理恄場專

黃世攸

茹經濟學

心理「𫤾㫻𪥘󠄁𠀲𥘷𥪝𡊱渃浸」常川侈𫥨貝空𠃣父兄越南每欺𣱆固條空𣃣意貝場專笠譔。

㵋低、欺行𨔿捲學簿全點10被𤄹𠺌初選𠓨笠6場專河內-庵綀唶耽、仍句𠳨𫇰徠得撻𫥨:固𢧚朱𡥵學Ams、模型場專料㐌落後…

𠬠𠊛伴𢪏朱碎:「𡥵𡛔㛪𡘯𬨠於烏綀絲逨璃阿、𥪝𠬠媒場特徵烏綀絲逨璃阿(於城庯𡮈、垌圭)。𡳳窮𡥙譔學場專抵符合貝願望𧵑𨉟。於低拱固場專吧完全由政府財助、渚空沛𱺵場私」。

場專、笠譔答應得𪥘󠄁目標效果吧公平𥪝教育陶造。

𧗱㓶𧣲效果、源力仕得使用效果一欺供給朱仍𡖡對象固需求相似僥;吧欺才能得𩝺養、撻𠓨媒場競爭仕𫼳徠𡗉利益朱社會。

公平得䀡察蹺各㓶𧣲:仍𠊛固可能卒欣𢧚得造條件抵發揮卒欣、咍𠊛𠺙哨咍一𢧚得𢭂𣘃哨卒一;社會懃互助仍𠊛𪽳勢一抵空埃被𠬃徠𱘃𢖖󠄁;吧仍𠊛固可能如僥𢧚得對處咍造條件如僥。

寔際、場專笠譔當存在於𡗉渃𨑗世界吧茹渃㨂𦠘𠻀積極貝模型尼。𨑜低𱺵𠬠數譬喻。

各渃北歐吧𦎡迦逋𱺵仍國家固系統教育普通行頭世界貝𠄩模型恪僥。

𦎡迦逋蹺模型普遍。自1984、𣱆固章程教育特別朱學生能竅、出發自創建𧵑部教育渃尼抵每學生固体學習倲可能吧能竅𧵑𨉟。頭先𣱆𧶄朱0,25%學生𠐞一、𢖖󠄁妬㨢𬨠0,5%吧𣇞低𱺵1%。

各渃北歐如丹麥、挪威、芬蘭、瑞典蹺哲理教育平等、包𠆳。𣱆空固場專、笠譔蹺矯傳統。雖然、模型教育𧵑𣱆𡀳高級欣欺固体𡏦𥩯章程吧向𠫾朱層個人。吶格恪𱺵𣱆固体專𦤾層個人。

𤯩動一固𨤰𱺵模型𧵑美-丐𥱮𧵑經際市場。律教育小學吧中學美定義𥘷固能竅(gifted)𱺵仍𥘷固憑證𧗱可能達成績高𥪝各領域如智慧、創造、藝術、能力領導、或𥪝各領域學術具體、吧衆懃各役務特別由茹場供給抵發展𣹓𨁥仍可能妬。

蹺統計、𢆥學2017-2018、美固欣3,3兆學生於各章程能竅𥪝欣55𠦳場普通(主要𱺵場公)。拱𥪝𢆥尼、𣱆固近52兆學生𥪝近98𠦳場學。如丕欣6%學生𧵑美當蹺學各場專吧笠譔。各場攝項行頭於美主要𱺵各場專吧多份𱺵場公。

𠭤徠越南、系統場專、笠譔㐌窒發展、特別𱺵自欺𢷮㵋𦤾𫢩。特點關重𧵑場專、笠譔𱺵事會聚𧵑偨𠐞吧徒𠐞。

各偨姑空單純只𠐞𧗱專門𦓡𡀳𧗱師範、可能傳感興。窒𡗉偨姑𠰺專見識㢅吧淵博欣門專𧵑𣱆。𣱆正𱺵仍𠊛𢴇學生𡏦𥩯仍約𢠩吧懷抱𡘯。

寔際朱𧡊、份𡘯學生越南得認𠓨各場大學行頭世界𱺵磁場專、笠譔。蹺各考察𣗓𣹓𨁥、比例成功吧㨂𢵰朱社會𧵑𡖡尼拱高欣𠳾。

𥆾㢅吧賒欣、自經驗各渃𠫾𠓀、抵𠭤𢧚發展、越南懃𠬠隊伍佟倒欣各遊學生得認𠓨仍場行頭𨑗世界。系統場專、笠譔𱺵坭適合一抵挭𱠲重責尼。模型尼爲勢懃得投資卒欣抵造𫥨𡗉價值朱社會欣𥪝將來。於任務恪、系統場民族㘨住拯限、當擔認𦠘𠻀擔保公平朱仍學生𪽳勢、固危機被𠬃徠𱘃𢖖󠄁。

模型場專、笠譔現𫢩於越南拱固仍不及欺過注重門專吧各期試學生𠐞。低𱺵㓶𧣲懃改革。

每類型教育𫜵卒𦠘𠻀𧵑𨉟時社會仕發展渚窒𠸋尋得𠬠方案固体解決全部各問題。吧、仕𱺵空唯理欺只爲𠬠𠄧欠缺𦓡否認𦠘𠻀𧵑場專吧笠譔於越南。


Tâm lý ghét trường chuyên

Huỳnh Thế Du

Nhà kinh tế học

Tâm lý “hắt luôn cả đứa trẻ trong chậu nước tắm” thường xuyên xảy ra với không ít phụ huynh Việt Nam mỗi khi họ có điều không vừa ý với trường chuyên lớp chọn.

Mới đây, khi hàng chục cuốn học bạ toàn điểm 10 bị loại khỏi sơ tuyển vào lớp 6 trường chuyên Hà Nội - Amsterdam, những câu hỏi cũ lại được đặt ra: có nên cho con học Ams, mô hình trường chuyên liệu đã lạc hậu...

Một người bạn viết cho tôi: "Con gái em lớn lên ở Australia, trong một môi trường đặc trưng Australia (ở thành phố nhỏ, đồng quê). Cuối cùng cháu chọn học trường chuyên để phù hợp với nguyện vọng của mình. Ở đây cũng có trường chuyên và hoàn toàn do chính phủ tài trợ, chứ không phải là trường tư".

Trường chuyên, lớp chọn đáp ứng được cả mục tiêu hiệu quả và công bằng trong giáo dục đào tạo.

Về khía cạnh hiệu quả, nguồn lực sẽ được sử dụng hiệu quả nhất khi cung cấp cho những nhóm đối tượng có nhu cầu tương tự nhau; và khi tài năng được nuôi dưỡng, đặt vào môi trường cạnh tranh sẽ mang lại nhiều lợi ích cho xã hội.

Công bằng được xem xét theo các khía cạnh: những người có khả năng tốt hơn nên được tạo điều kiện để phát huy tốt hơn, hay người thổi sáo hay nhất nên được trao cây sáo tốt nhất; xã hội cần hỗ trợ những người yếu thế nhất để không ai bị bỏ lại phía sau; và những người có khả năng như nhau nên được đối xử hay tạo điều kiện như nhau.

Thực tế, trường chuyên lớp chọn đang tồn tại ở nhiều nước trên thế giới và nhà nước đóng vai trò tích cực với mô hình này. Dưới đây là một số ví dụ.

Các nước Bắc Âu và Singapore là những quốc gia có hệ thống giáo dục phổ thông hàng đầu thế giới với hai mô hình khác nhau.

Singapore theo mô hình phổ biến. Từ 1984, họ có chương trình giáo dục đặc biệt cho học sinh năng khiếu, xuất phát từ sáng kiến của Bộ Giáo dục nước này để mỗi học sinh có thể học tập đúng khả năng và năng khiếu của mình. Đầu tiên họ dành cho 0,25% học sinh giỏi nhất, sau đó nâng lên 0,5% và giờ đây là 1%.

Các nước Bắc Âu như Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan, Thụy Điển theo triết lý giáo dục bình đẳng, bao trùm. Họ không có trường chuyên, lớp chọn theo kiểu truyền thống. Tuy nhiên, mô hình giáo dục của họ còn cao cấp hơn khi có thể xây dựng chương trình và hướng đi cho từng cá nhân. Nói cách khác là họ có thể chuyên đến từng cá nhân.

Sống động nhất có lẽ là mô hình của Mỹ - cái nôi của kinh tế thị trường. Luật Giáo dục Tiểu học và Trung học Mỹ định nghĩa trẻ có năng khiếu (gifted) là những trẻ có bằng chứng về khả năng đạt thành tích cao trong các lĩnh vực như trí tuệ, sáng tạo, nghệ thuật, năng lực lãnh đạo, hoặc trong các lĩnh vực học thuật cụ thể, và chúng cần các dịch vụ đặc biệt do nhà trường cung cấp để phát triển đầy đủ những khả năng đó.

Theo thống kê, năm học 2017-2018, Mỹ có hơn 3,3 triệu học sinh ở các chương trình năng khiếu trong hơn 55 nghìn trường phổ thông (chủ yếu là trường công). Cũng trong năm này, họ có gần 52 triệu học sinh trong gần 98 nghìn trường học. Như vậy hơn 6% học sinh của Mỹ đang theo học các trường chuyên và lớp chọn. Các trường xếp hạng hàng đầu ở Mỹ chủ yếu là các trường chuyên và đa phần là trường công.

Trở lại Việt Nam, hệ thống trường chuyên, lớp chọn đã rất phát triển, đặc biệt là từ khi Đổi mới đến nay. Đặc điểm quan trọng của trường chuyên, lớp chọn là sự hội tụ của thầy giỏi và trò giỏi.

Các thầy cô không đơn thuần chỉ giỏi về chuyên môn mà còn về sư phạm, khả năng truyền cảm hứng. Rất nhiều thầy cô dạy chuyên kiến thức rộng và uyên bác hơn môn chuyên của họ. Họ chính là những người giúp học sinh xây dựng những ước mơ và hoài bão lớn.

Thực tế cho thấy, phần lớn học sinh Việt Nam được nhận vào các trường đại học hàng đầu thế giới là từ trường chuyên, lớp chọn. Theo các khảo sát chưa đầy đủ, tỷ lệ thành công và đóng góp cho xã hội của nhóm này cũng cao hơn hẳn.

Nhìn rộng và xa hơn, từ kinh nghiệm các nước đi trước, để trở nên phát triển, Việt Nam cần một đội ngũ đông đảo hơn các du học sinh được nhận vào những trường hàng đầu trên thế giới. Hệ thống trường chuyên, lớp chọn là nơi thích hợp nhất để gánh vác trọng trách này. Mô hình này vì thế cần được đầu tư tốt hơn để tạo ra nhiều giá trị cho xã hội hơn trong tương lai. Ở nhiệm vụ khác, hệ thống trường dân tộc nội trú chẳng hạn, đang đảm nhận vai trò đảm bảo công bằng cho những học sinh yếu thế, có nguy cơ bị bỏ lại phía sau.

Mô hình trường chuyên, lớp chọn hiện nay ở Việt Nam cũng có những bất cập khi quá chú trọng môn chuyên và các kỳ thi học sinh giỏi. Đây là khía cạnh cần cải cách.

Mỗi loại hình giáo dục làm tốt vai trò của mình thì xã hội sẽ phát triển chứ rất khó tìm được một phương án có thể giải quyết toàn bộ các vấn đề. Và, sẽ là không duy lý khi chỉ vì một vài khiếm khuyết mà phủ nhận vai trò của trường chuyên và lớp chọn ở Việt Nam.

[1]