:憲法渃共和社會主義越南

𨀈𬧐: 調向尋檢
hiến pháp nước cộng hòa hội chủ nghĩa việt nam
𡨸漢喃

Chữ Quốc Ngữ


𠳒吶頭

  𣦰過買𠦳𢆥歷史、人民越南勞動勤劬、創造、鬥爭英勇底𥩯渃吧𡨹渃、㐌熏𤒘𢧚傳統𢞅渃、團結、仁義、堅強、不屈吧𡏦𥩯𢧚𡋂文獻越南。

  自𢆥1930、𠁑事領導𧵑黨共產越南由主席胡志明創立吧𨮻煉、人民𢧲進行局鬥爭𥹰𨱽、𠫆艱苦、犧牲爲獨立、自由𧵑民族、爲幸福𧵑人民。革命𣎃𠔭成功、𣈜2𣎃9𢆥1945、主席胡志明讀宣言獨立、開生𠚢渃越南民主共和、𠉞羅共和社會主義越南。憑意志吧式命𧵑全民族、得事𠢞拖𧵑伴佊𨕭世界、人民𢧲㐌爭戰勝偉大𥪝各局鬥爭解放民族、統一𡐙渃、保衞祖國吧爫義務國際、噠得仍成就𡚢𡘯、𣎏意義歷史𥪝公局𢷮𡤔、拸𡐙渃𠫾𨖲主義社會。

  體制化綱領𡏦𥩯𡐙渃𥪝時期過渡𨖲主義社會、繼承憲法𢆥1946、憲法𢆥1959、憲法𢆥1980吧憲法𢆥1992、人民越南𡏦𥩯、施行吧保衞憲法呢爲目標民𢀭、渃猛、民主、公平、文明。

LỜI NÓI ĐẦU

Trải qua mấy nghìn năm lịch sử, Nhân dân Việt Nam lao động cần cù, sáng tạo, đấu tranh anh dũng để dựng nước và giữ nước, đã hun đúc nên truyền thống yêu nước, đoàn kết, nhân nghĩa, kiên cường, bất khuất và xây dựng nên nền văn hiến Việt Nam.

Từ năm 1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, Nhân dân ta tiến hành cuộc đấu tranh lâu dài, đầy gian khổ, hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc, vì hạnh phúc của Nhân dân. Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bằng ý chí và sức mạnh của toàn dân tộc, được sự giúp đỡ của bạn bè trên thế giới, Nhân dân ta đã giành chiến thắng vĩ đại trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế, đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong công cuộc đổi mới, đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, kế thừa Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992, Nhân dân Việt Nam xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp này vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.


章1. 制度政治

條1.
渃共和社會主義越南羅𠬠渃獨立、𣎏主權、統一吧全援領土、包𠁝𡐙連、海島、塳𤅶吧塳𡗶。
條2.
1. 家渃共和社會主義越南羅家渃法權社會主義𧵑人民、由人民、爲人民。
2. 渃共和社會主義越南由人民爫主;悉哿權力家渃屬𧗱人民𦓡𡋂磉羅聯盟𥪝階級工人𢭲階級農民吧隊伍智識。
3. 權力家渃羅統一、𣎏事分工、配合、檢察𥪝各機關家渃𥪝役實現各權立法、行法、司法。
條3.
家渃保擔吧發揮權爫主𧵑人民;公認、尊重、保衞吧保擔權𡥵𠊛、權公民;實現目標民𢀭、渃猛、民主、公平、文明、每𠊛𣎏局𤯨𤋾𩛂、自由、幸福、𣎏條件發展全面。
條4.
1. 黨共產越南——隊先鋒𧵑階級工人、同時羅隊先鋒𧵑人民勞動吧𧵑民族越南、代表忠誠利益𧵑階級工人、人民勞動吧𧵑哿民族、𥙩主義莫-黎𠼶吧思想胡志明爫𡋂磉思想、羅力量領導家渃吧社會。
2. 黨共產越南哏咘密切𢭲人民、服務人民、𠹾事監察𧵑人民、𠹾責任𠓀人民𧗱仍決定𧵑𨉟。
3. 各組織𧵑黨吧黨員黨共產越南活動𥪝匡苦憲法吧法律。
條5.
1. 渃共和社會主義越南羅國家統一𧵑各民族共生𤯨𨕭𡐙渃越南。
2. 各民族平等、團結、尊重吧𠢞膮共發展;嚴禁每行爲歧視、𢺺𢹿民族。
3. 言語國家羅㗂越。各民族𣎏權用㗂吶、𡨸曰、𡨹吲本色民族、發揮風俗、習慣、傳統吧文化𡄰惵𧵑𨉟。
4. 家渃實現政策發展全面吧造條件底各民族少數發揮內力、共發展𢭲𡐙渃。
條6.
人民實現權力家渃憑民主直接、憑民主代面通過國會、會同人民吧通過各機關恪𧵑家渃。
條7.
1. 役保舉代表國會吧代表會同人民得進行遶原則普通、平等、直接吧𠬃票謹。
2. 代表國會、代表會同人民被舉知或國會、會同人民罷任欺空群稱當𢭲事信任𧵑人民。
條8.
1. 家渃得組織吧活動遶憲法吧法律、管理社會憑憲法吧法律、實現原則集中民主。
2. 各機關家渃、幹部、公職、員職沛尊重人民、盡瘁服務人民、聯係𥾛䊼𢭲人民、𦗏𦖑意見吧𠹾事監察𧵑人民;堅決鬥爭挵貪冗、浪費吧每表現官僚、赫懌、𨷯權。
條9.
1. 𩈘陣祖國越南羅組織聯盟政治、聯協自願𧵑組織政治、各組織政治-社會、組織社會吧各個人標表𥪝各階級、層𥘸社會、民族、宗教、𠊛越南定居於渃外。
𩈘陣祖國越南羅基礎政治𧵑政權人民;代面、保衞權吧利益合法、正當𧵑人民;集合、發揮式猛大團結全民族、實現民主、增強同順社會;監察、反辯社會;參加𡏦𥩯黨、家渃、活動對外人民合分𡏦𥩯吧保衞祖國.
2. 工團越南、會農民越南、團青年共產胡志明、會聯協婦女越南、會舊戰兵越南羅各組織政治-社會得成立𨕭基礎自願、代面吧保衞權、利益合法、正當𧵑成員、會員組織𨉟;共各組織成員恪𧵑𩈘陣配合吧統一行動𥪝𩈘陣祖國越南。
3. 𩈘陣祖國越南、各組織成員𧵑𩈘陣吧各組織社會恪活動𥪝匡苦憲法吧法律。家渃造條件底𩈘陣祖國越南各組織成員𧵑𩈘陣吧各組織社會恪活動。
條10.
工團越南羅組織政治-社會𧵑階級工人吧𧵑𠊛勞動得成立𨕭基礎自願、代面朱𠊛勞動、𢤝𢥈吧保衞權、利益合法、正當𧵑𠊛勞動;參加管理家渃、管理經濟-社會;參加檢查、聲查、監察活動𧵑機關家渃、組織、單位、營業𧗱仍問題連關𦤾權、義務𧵑𠊛勞動;宣傳、運動𠊛勞動學習、㨢高程度、技能藝業、執行法律、𡏦𥩯吧保衞祖國。
條11.
1. 祖國越南羅𤍌靈、不可侵犯。
2. 每行爲挵吏獨立、主權、統一吧全援領土、挵吏事業𡏦𥩯吧保衞祖國調被嚴治.
條12.
渃共和社會主義越南實現一貫塘𡓃對外獨立、自主、和平、友誼、合作吧發展;多方化、多樣化關係、主動吧積極會入、合作國際𨕭基礎尊重獨立、主權吧全援領土、空干涉𠓨工役內部𧵑膮、平等、共𣎏利;遵守憲章聯協國吧條約國際𦓡共和社會主義越南羅成員;羅伴、對作信𢚁吧成員𣎏責任𥪝共同國際爲利益國家、民族、合分𠓨事業和平、獨立民族、民主吧進步社會𨕭世界。
條13.
1. 國旗渃共和社會主義越南形𡨸日、朝𢌌憑𠄩分𠀧朝𨱽、𡋂𧹼、於𥪝𣎏𡾵𣋀鐄𠄼𦑃。
2. 國徽渃共和社會主義越南形𡈺、𡋂𧹼、於𥪝𣎏𡾵𣋀鐄𠄼𦑃、衝𨒺𣎏葻穭、於𠁑𣎏姅𤖶車𪘵吧𣳔𡨸共和社會主義越南。
3. 國歌渃共和社會主義越南羅樂吧𠳒𧵑排進軍歌。
4. 國慶渃共和社會主義越南羅𣈜宣言獨立2𣎃9𢆥1945。
5. 首都渃共和社會主義越南羅河內。

Chương 1. CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ

Điều 1.
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.
Điều 2.
1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
2. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.
3. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Điều 3.
Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.
Điều 4.
1. Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình.
3. Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Điều 5.
1. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam.
2. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc.
3. Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình.
4. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước.
Điều 6.
Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước.
Điều 7.
1. Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
2. Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân bị cử tri hoặc Quốc hội, Hội đồng nhân dân bãi nhiệm khi không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của Nhân dân.
Điều 8.
1. Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.
2. Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng Nhân dân, tận tụy phục vụ Nhân dân, liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của Nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền.
Điều 9.
1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Công đoàn Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam là các tổ chức chính trị - xã hội được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của thành viên, hội viên tổ chức mình; cùng các tổ chức thành viên khác của Mặt trận phối hợp và thống nhất hành động trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
3. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Nhà nước tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác hoạt động.
Điều 10.
Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Điều 11.
1. Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm.
2. Mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiêm trị.
Điều 12.
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi; tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.
Điều 13.
1. Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.
2. Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, xung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng và dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhạc và lời của bài Tiến quân ca.
4. Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ngày Tuyên ngôn độc lập 2 tháng 9 năm 1945.
5. Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Hà Nội.

章2. 權𡥵𠊛、權吧義務基本𧵑公民

條14.
1. 與渃共和社會主義越南、各權𡥵𠊛、權公民𧗱政治、民事、經濟、文化、社會得公認、尊重、保衞、保擔遶憲法吧法律。
2. 權𡥵𠊛、權公民只𣎏體被限制遶規定𧵑律𥪝場合勤切爲理由國防、安寧國家、秩自、安全社會、道德社會、式劸𧵑共同。
條15.
1. 權公民空𫀥𢴐義務公民。
2. 每𠊛𣎏義務尊重權𧵑𠊛恪。
3. 公民𣎏責任實現義務對𢭲家渃吧社會。
4. 役實現權𡥵𠊛、權公民空得侵犯利益國家、民族、權吧利益合法𧵑𠊛恪。
條16.
1. 每𠊛調平等𠓀法律。
2. 空埃被分別對處𥪝𠁀𤯨政治、民事、經濟、文化、社會。
條17.
1. 公民渃共和社會主義越南羅𠊛𣎏國籍越南。
2. 公民越南空體被逐出、交納朱家渃恪。
3. 公民越南於渃外得家渃共和社會主義越南保護。
條18.
1. 𠊛越南定居於渃外羅部分空𫀥𢴐𧵑共同民族越南。
2. 家渃共和社會主義越南勸激吧造條件底𠊛越南定居於渃外𡨹吲吧發揮本色文化民族越南、𡨹關係哏咘𢭲家庭吧悁鄉、合分𡏦𥩯悁鄉、𡐙渃。
條19.
每𠊛𣎏權𤯨。性命𡥵𠊛得法律保護。空埃被削奪性命賴律。
條20.
1. 每𠊛𣎏權不可侵犯𧗱身體、得法律保護𧗱式劸、名譽吧人品:空被查訊、暴力、追逼、辱刑咍不期形式對處芇恪侵犯身體、式劸、觸犯名譽、人品。
2. 空埃被扒𡀮空𣎏決定𧵑座案人民、決定或批准𧵑院檢察人民、除場合犯罪果喪。役扒、監、𡨹𠊛由律定。
3. 每𠊛𣎏權獻膜、部分機體𠊛吧獻𩩬遶規定𧵑律。役試驗醫學、藥學、科學咍不期形式試驗芇恪𨕭機體𠊛沛𣎏事同意𧵑𠊛得試驗。
條21.
1. 每𠊛𣎏權不可侵犯𧗱𠁀𤯨𥢆私、秘密個人吧秘密家庭:𣎏權保衞名譽、威信𧵑𨉟。
通信𧗱𠁀𤯨𥢆私、秘密個人、秘密家庭得法律保擔安全。
2. 每𠊛𣎏權秘密書信、電話、電信吧各形式𢭂𢷮通信𥢆私恪。
空埃得剝𢲫、檢刷、收𡨹賴律書信、電話、電信吧各形式𢭂𢷮通信𥢆私𧵑𠊛恪。
條22.
1. 公民𣎏權𣎏坭於合法。
2. 每𠊛𣎏權不可侵犯𧗱𡊲於。空埃得自意𠓨𡊲於𧵑𠊛恪𡀮空得𠊛𪦆同意。
3. 役勘察𡊲於由律定。
條23.
公民𣎏權自由𠫾吏吧居住於𥪝渃、𣎏權𠚢渃外吧自渃外𧗱渃。役實現各權呢由法律規定。
條24.
1. 每𠊛𣎏權自由信仰、宗教、遶或空遶𠬠宗教芇。各宗教平等𠓀法律。
2. 家渃尊重吧保護權自由信仰、宗教。
3. 空埃得侵犯自由信仰、宗教或利用信仰、宗教抵違犯法律。
條25.
公民𣎏權自由言論、自由報誌、接近通信、會合、立會、表情。役實現各權呢由法律規定。
條26.
1. 公民男、女平等𧗱每𩈘。家渃𣎏政策保擔權吧機會平等界。
2. 家渃、社會吧家庭造條件抵婦女發展全面、發揮𦢳𠻀𧵑𨉟𥪝社會。
3. 嚴禁分別對處𧗱界。
條27.
公民𨇜𨑮𠔭歲𧿨𨖲𣎏權保舉吧𨇜𠄩𨑮𠬠歲𧿨𨖲𣎏權應舉𠓨國會、會同人民。役實現各權呢由律定。
條28.
1. 公民𣎏權參加管理家渃吧社會、參加討論吧建議𢭲機關家渃𧗱各問題𧵑基礎、地方吧哿渃。
2. 家渃造條件抵公民參加管理家渃吧社會:公開、明白𥪝役接認、返回意見、建議𧵑公民。
條29.
公民𨇜𨑮𠔭歲𧿨𨖲𣎏權表決欺家渃組織徵求意民。
條30.
1. 每𠊛𣎏權叫奈 、訴告𢭲機關、組織、個人𣎏審權𧗱仍役爫賴法律𧵑機關、組織、個人。
2. 機關、組織、個人𣎏審權沛接認、解決叫奈 、訴告。𠊛被實害𣎏權得賠償𧗱物質、精神吧復回名譽遶規定𧵑法律。
3. 嚴禁役呂讎𠊛叫奈 、訴告或利用權叫奈 、訴告抵誣控、誣告爫害𠊛恪。
條31.
1. 𠊛被𦄾罪得䁛羅空𣎏罪朱𦤾欺得證明遶程自律定吧𣎏本案結罪𧵑座案㐌𣎏效力法律。
2. 𠊛被𦄾罪沛得座案察處及時𥪝時限律定、公平、公開。場合察處謹遶規定𧵑律時役宣案沛得公開。
3. 空埃被結案𠄩吝爲𠬠罪犯。
4. 𠊛被扒、暫𡨹、暫監、起訴、調查、追訴、察處𣎏權自刨𢵻、侞律師或𠊛恪刨𢵻。
5. 𠊛被扒、暫𡨹、暫監、起訴、調查、追訴、察處、施行案賴法律𣎏權得賠償實害𧗱物質、精神吧復回名譽。𠊛爲犯法律𥪝役扒、監、𡨹、起訴、調查、追訴、察處、施行案㧡實害朱𠊛恪沛被處理遶法律。
條32.
1. 每𠊛𣎏權所有𧗱收入合法、𧵑改抵𠯼、家於、資料生活、資料產出、分本合𥪝營業或𥪝各組織經濟恪。
2. 權所有資人吧權承繼得法律保護。
3. 場合實勤切爲理由國防、安寧或爲利益國家、情狀懇急、防、挵天災、家渃徵𧷸或徵用𣎏賠償財產𧵑組織、個人遶價市場。
條33.
每𠊛𣎏權自由經營𥪝仍梗藝𦓡法律空禁。
條34.
公民𣎏權得保擔安生社會。
條35.
1. 公民𣎏權爫役、攎撰藝業、役爫吧坭爫役。
2. 𠊛爫公𩛖糧得保擔各條件爫役公平、安全:得享糧、制度儗儀。
3. 嚴禁分別對處、強逼勞動、使用人工𠁑度歲勞動最少。
條36.
1. 男、女𣎏權結婚、離婚。婚姻遶原則自願、進步、𠬠𡞕𠬠重、𡞕重平等、尊重吝膮。
2. 家渃保護婚姻吧家庭、保護權利𧵑𠊛媄吧𥘷㛪。
條37.
1. 𥘷㛪得家渃、家庭吧社會保衞、𢤝搠吧敎育:得參加𠓨各問題𧗱𥘷㛪。嚴禁侵害、行下、虐待、𠬃默、濫用、剝𢯰式勞動吧仍行爲恪違犯權𥘷㛪。
2. 青年得家渃、家庭吧社會造條件學習、勞動、解智、發展體力、智慧、培養道德、傳統民族、意識公民:𠫾投𥪝公局勞動創造吧保衞祖國。
3. 𠊛高歲得家渃、家庭吧社會尊重、𢤝搠吧發揮𦢳𠻀𥪝事業𡏦𥩯吧保衞祖國。
條38.
1. 每𠊛𣎏權得保衞、𢤝搠式劸、平等𥪝役使用各役務醫濟吧𣎏義務實現各規定𧗱防病、勘病、𢵻病。
2. 嚴禁各行爲𠴓唑局𤯨、式劸𧵑𠊛恪吧共同。
條39.
公民𣎏權吧義務學習。
條40.
每𠊛𣎏權硏究科學吧工藝、創造文學、藝術吧受享利益自各活動𪦆。
條41.
每𠊛𣎏權享受吧接近各價値文化、參加𠓨𠁀𤯨文化、使用各基礎文化。
條42.
公民𣎏權確定民族𧵑𨉟、使用言語媄𤯰、攎撰言語交接。
條43.
每𠊛𣎏權得𤯨𥪝媒場𥪝𫅜吧𣎏義務保衞媒場。
條44.
公民𣎏義務忠誠𢭲祖國。
叛背祖國羅罪𥘀一。
條45.
1.保衞祖國羅義務𪬮靈吧權高貴𧵑公民。
2.公民沛實現義務軍事吧參加𡏦𥩯𡋂國防全民。
條46.
公民𣎏義務遵遶憲法吧法律:參加保衞安寧國家、秩序、安全社會吧執行仍規則生活公共。
條47.
每𠊛𣎏義務納稅遶律定。
條48.
𠊛渃外居住於越南沛遵遶憲法吧法律越南:得保護性命、財產吧各權、利益正當遶法律越南。
條49.
𠊛渃外鬥爭爲自由吧獨立民族、爲主義社會、民主吧和平或爲事業科學𦓡被逼害時得家渃共和社會主義越南䀡察朱居住。

Chương 2. QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN

Điều 14.
1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.
2. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
Điều 15.
1. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân.
2. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác.
3. Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội.
4. Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
Điều 16.
1. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.
2. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Điều 17.
1. Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam.
2. Công dân Việt Nam không thể bị trục xuất, giao nộp cho nhà nước khác.
3. Công dân Việt Nam ở nước ngoài được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ.
Điều 18.
1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam.
2. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khuyến khích và tạo điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
Điều 19.
Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.
Điều 20.
1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm: không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
2. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định.
3. Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật. Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải có sự đồng ý của người được thử nghiệm.
Điều 21.
1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình: có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.
Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.
2. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác.
Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.
Điều 22.
1. Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp.
2. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.
3. Việc khám xét chỗ ở do luật định.
Điều 23.
Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.
Điều 24.
1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.
Điều 25.
Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.
Điều 26.
1. Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới.
2. Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội.
3. Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới.
Điều 27.
Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định.
Điều 28.
1. Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước.
2. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội: công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân.
Điều 29.
Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.
Điều 30.
1. Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật.
3. Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác.
Điều 31.
1. Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
2. Người bị buộc tội phải được Tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn luật định, công bằng, công khai. Trường hợp xét xử kín theo quy định của luật thì việc tuyên án phải được công khai.
3. Không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm.
4. Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa.
5. Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự. Người vi phạm pháp luật trong việc bắt, giam, giữ, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý theo pháp luật.
Điều 32.
1. Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác.
2. Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ.
3. Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá thị trường.
Điều 33.
Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.
Điều 34.
Công dân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội.
Điều 35.
1. Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc.
2. Người làm công ăn lương được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn: được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi.
3. Nghiêm cấm phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động tối thiểu.
Điều 36.
1. Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.
2. Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo hộ quyền lợi của người mẹ và trẻ em.
Điều 37.
1. Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục: được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em.
2. Thanh niên được Nhà nước, gia đình và xã hội tạo điều kiện học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, bồi dưỡng đạo đức, truyền thống dân tộc, ý thức công dân: đi đầu trong công cuộc lao động sáng tạo và bảo vệ Tổ quốc.
3. Người cao tuổi được Nhà nước, gia đình và xã hội tôn trọng, chăm sóc và phát huy vai trò trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Điều 38.
1. Mọi người có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế và có nghĩa vụ thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh.
2. Nghiêm cấm các hành vi đe dọa cuộc sống, sức khỏe của người khác và cộng đồng.
Điều 39.
Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập.
Điều 40.
Mọi người có quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật và thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động đó.
Điều 41.
Mọi người có quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa.
Điều 42.
Công dân có quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp.
Điều 43.
Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường.
Điều 44.
Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc.
Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất.
Điều 45.
1. Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân.
2. Công dân phải thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân.
Điều 46.
Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật: tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng.
Điều 47.
Mọi người có nghĩa vụ nộp thuế theo luật định.
Điều 48.
Người nước ngoài cư trú ở Việt Nam phải tuân theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam: được bảo hộ tính mạng, tài sản và các quyền, lợi ích chính đáng theo pháp luật Việt Nam.
Điều 49.
Người nước ngoài đấu tranh vì tự do và độc lập dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội, dân chủ và hòa bình hoặc vì sự nghiệp khoa học mà bị bức hại thì được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xem xét cho cư trú.

章3. 經濟、社會、文化、教育、科學、工藝吧媒場

條50.
渃共和社會主義越南𡏦𥩯𡋂經濟獨立、自主、發揮內力、會入、合作國際、拫結𥾛䊼𢭲發展文化、實現進步吧公平社會、保衞媒場、實現工業化、現代化𡐙渃。
條51.
1. 𡋂經濟越南羅𡋂經濟市場定向社會主義𢭲𡗊形式所有、𡗊成分經濟:經濟家渃𡨹𦢳𠻀主導。
2. 各成分經濟調羅部分構成關重𧵑𡋂經濟國民。各主體屬各成分經濟平等、合作吧競爭遶法律。
3. 家渃勸激、造條件抵營人、營業吧個人、組織恪投資、產出、經營:發展𥾽任各梗經濟、合分𡏦𥩯𡐙渃。財產合法𧵑個人、組織投資、產出、經營得法律保護吧空被國有化。
條52.
家渃𡏦𥩯吧完善體制經濟、調節𡋂經濟𨕭基礎尊重各規律市場:實現分工、分級、分權𥪝管理家渃:促𢱜連結經濟塳、保擔性統一𧵑𡋂經濟國民。
條53.
𡐙墆、財源渃、財源鑛產、源利於塳㴜、塳𡗶、財源天然恪吧財產由家渃投資、管理羅財產公屬所有全民由家渃代面主所有吧統一管理.
條54.
1. 𡐙墆羅財源特別𧵑國家、源力關重發展𡐙渃、得管理遶法律。
2. 組織、個人得家渃交𡐙、朱𠾔𡐙、公認權使用𡐙。𠊛使用𡐙得轉權使用𡐙、實現各權吧義務遶規定𧵑律。權使用𡐙得法律保護。
3. 家渃收回𡐙由組織、個人當使用𥪝場合實勤切由律定爲目的國防、安寧:發展經濟-社會爲利益國家、公共。役收回𡐙沛公開、明白吧得賠償遶規定𧵑法律。
4. 家渃徵用𡐙𥪝場合實勤切由律定抵實現任務國防、安寧或𥪝情狀戰爭、情狀緊急、防、挵天災。
條55.
1. 銀冊家渃、預儲國家、櫃財政家渃吧各源財政公恪由家渃統一管理吧沛得使用效果、公平、公開、明白、棟法律。
2. 銀冊家渃𠁝銀冊中央吧銀冊地方、𥪝𪦆銀冊中央𡨹𦢳𡀔主導、保擔任務支𧵑國家。各款收、支銀冊家渃沛得預算吧由律定。
3. 單位錢幣國家羅銅越南。家渃保擔穩定價值銅錢國家。
條56.
機關、組織、個人沛實行節儉、挵浪費、防、挵參冗𥪝活動經濟-社會吧管理家渃。
條57.
1. 家渃勸激、造條件抵組織、個人造役爫朱𠊛勞動。
2. 家渃保衞權、利益合法𧵑𠊛勞動、𠊛使用勞動吧造條件𡏦𥩯關係勞動進步、諧和吧穩定。
條58.
1. 家渃、社會投資發展事業保衞、𢟙朔力劸𧵑人民、實現保險醫濟全民、𣎏政策優先𢟙朔力劸朱同胞民族少數、同胞於沔𡶀、海島吧塳𣎏條件經濟-社會特別𧁷巾。
2. 家渃、社會吧家庭𣎏責任保衞、𢟙朔力劸𠊛媄、𥘷㛪、實現計劃化家庭。
條59.
1. 家渃、社會尊榮、𪮒賞、實現政策優待對𢭲𠊛𣎏功𢭲渃。
2. 家渃造平等𧗱機會抵公民受享福利社會、發展系統安生社會、𣎏政策助𠢞𠊛高歲、𠊛缺疾、𠊛𫊐吧𠊛𣎏環境𧁷巾恪。
3. 家渃𣎏政策發展家於、造條件抵每𠊛𣎏𡊲於。
條60.
1. 家渃、社會𢟙𢥈𡏦𥩯吧發展𡋂文化越南先進、湛沱本色民族、接收精華文化人類。
2. 家渃、社會發展文學、藝術𥄮答應需求精神多樣吧𫅞猛𧵑人民:發展各方便通信大衆𥄮答應需求通信𧵑人民、服務事業𡏦𥩯吧保衞祖國。
3. 家渃、社會造媒場𡏦𥩯家庭越南𤋾𪥯、進步、幸福:𡏦𥩯𡥵𠊛越南𣎏力劸、文化、𢀭𢚸𢞅渃、𣎏精神團結、意識爫主、責任公民。
條61.
1. 發展敎育羅國策行頭𥄮𠹌高民智、發展源人力、掊養人才。
2. 家渃優先投資吧收唿各源投資恪朱敎育:𢟙𢥈敎育𪴉𧀒:保擔敎育小學羅扒𢯜、家渃空收學費:曾𨀈普及敎育中學:發展敎育大學、敎育藝業:實現政策學俸、學費合理。
3. 家渃優先發展敎育於沔𡶀、海島、塳同胞民族少數吧塳𣎏條件經濟-社會特別𧁷巾:優先使用、發展人才:造條件抵𠊛缺疾吧𠊛𫊐得學文化吧學藝。
條62.
1. 發展科學吧工藝羅國策行頭、𡨹𦢳𡀔𣛩椊𥪝事業發展經濟-社會𧵑𡐙渃。
2. 家渃優先投資吧勸激組織、個人投資研究、發展、轉交、應用𣎏效果成就科學吧工藝:保擔權研究科學吧工藝:保護權所有智慧。
3. 家渃造條件抵每𠊛參加吧得受享利益自各活動科學吧工藝。
條63.
1.家渃𣎏政策保衞媒場:管理、使用效果、𥑃凭各源財源天然:保存天然、多樣生學:主動防、挵天災、應付𢭲變𢷮氣候。
2.家渃勸激每活動保衞媒場、發展、使用能量𡤔、能量再造。
3.組織、個人㧡污染媒場、爫衰竭財源天然吧衰減多樣生學沛被處理嚴吧𣎏責任克服、賠償𧵳害。

Chương 3. KINH TẾ, XÃ HỘI, VĂN HÓA, GIÁO DỤC, KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG

Điều 50.
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, phát huy nội lực, hội nhập, hợp tác quốc tế, gắn kết chặt chẽ với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Điều 51.
1. Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
2. Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật.
3. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh: phát triển bền vững các ngành kinh tế, góp phần xây dựng đất nước. Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa.
Điều 52.
Nhà nước xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, điều tiết nền kinh tế trên cơ sở tôn trọng các quy luật thị trường: thực hiện phân công, phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước: thúc đẩy liên kết kinh tế vùng, bảo đảm tính thống nhất của nền kinh tế quốc dân.
Điều 53.
Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.
Điều 54.
1. Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất. Người sử dụng đất được chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của luật. Quyền sử dụng đất được pháp luật bảo hộ.
3. Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân đang sử dụng trong trường hợp thật cần thiết do luật định vì mục đích quốc phòng, an ninh: phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Việc thu hồi đất phải công khai, minh bạch và được bồi thường theo quy định của pháp luật.
4. Nhà nước trưng dụng đất trong trường hợp thật cần thiết do luật định để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai.
Điều 55.
1. Ngân sách nhà nước, dự trữ quốc gia, quỹ tài chính nhà nước và các nguồn tài chính công khác do Nhà nước thống nhất quản lý và phải được sử dụng hiệu quả, công bằng, công khai, minh bạch, đúng pháp luật.
2. Ngân sách nhà nước gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, trong đó ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm nhiệm vụ chi của quốc gia. Các khoản thu, chi ngân sách nhà nước phải được dự toán và do luật định.
3. Đơn vị tiền tệ quốc gia là Đồng Việt Nam. Nhà nước bảo đảm ổn định giá trị đồng tiền quốc gia.
Điều 56.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng trong hoạt động kinh tế - xã hội và quản lý nhà nước.
Điều 57.
1. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tạo việc làm cho người lao động.
2. Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động và tạo điều kiện xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.
Điều 58.
1. Nhà nước, xã hội đầu tư phát triển sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của Nhân dân, thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân, có chính sách ưu tiên chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào ở miền núi, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
2. Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người mẹ, trẻ em, thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
Điều 59.
1. Nhà nước, xã hội tôn vinh, khen thưởng, thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với nước.
2. Nhà nước tạo bình đẳng về cơ hội để công dân thụ hưởng phúc lợi xã hội, phát triển hệ thống an sinh xã hội, có chính sách trợ giúp người cao tuổi, người khuyết tật, người nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn khác.
3. Nhà nước có chính sách phát triển nhà ở, tạo điều kiện để mọi người có chỗ ở.
Điều 60.
1. Nhà nước, xã hội chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
2. Nhà nước, xã hội phát triển văn học, nghệ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần đa dạng và lành mạnh của Nhân dân: phát triển các phương tiện thông tin đại chúng nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của Nhân dân, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
3. Nhà nước, xã hội tạo môi trường xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, tiến bộ, hạnh phúc: xây dựng con người Việt Nam có sức khỏe, văn hóa, giàu lòng yêu nước, có tinh thần đoàn kết, ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân.
Điều 61.
1. Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
2. Nhà nước ưu tiên đầu tư và thu hút các nguồn đầu tư khác cho giáo dục: chăm lo giáo dục mầm non: bảo đảm giáo dục tiểu học là bắt buộc, Nhà nước không thu học phí: từng bước phổ cập giáo dục trung học: phát triển giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp: thực hiện chính sách học bổng, học phí hợp lý.
3. Nhà nước ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn: ưu tiên sử dụng, phát triển nhân tài: tạo điều kiện để người khuyết tật và người nghèo được học văn hóa và học nghề.
Điều 62.
1. Phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
2. Nhà nước ưu tiên đầu tư và khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư nghiên cứu, phát triển, chuyển giao, ứng dụng có hiệu quả thành tựu khoa học và công nghệ: bảo đảm quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ: bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
3. Nhà nước tạo điều kiện để mọi người tham gia và được thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động khoa học và công nghệ.
Điều 63.
1. Nhà nước có chính sách bảo vệ môi trường: quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên: bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học: chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.
2. Nhà nước khuyến khích mọi hoạt động bảo vệ môi trường, phát triển, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo.
3. Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh học phải bị xử lý nghiêm và có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại.

章4. 保衞祖國

條64.
保衞祖國越南社會主義羅事業𧵑全民。
家渃鞏固吧增強𡋂國防全民吧安寧人民𦓡檂傦 羅力量武裝人民:發揮力命總合𧵑𡐙渃抵保衞任昃祖國、合分保衞和平於區域吧𨕭世界。
機關、組織、公民沛實現苔踷任務國防吧安寧。
條65.
力量武裝人民絕對忠誠𢭲祖國、人民、𢭲黨吧家渃、𣎏任務保衞獨立、主權、統一、全援領土𧵑祖國、安寧國家吧秩序、安全社會:保衞人民、黨、家渃吧制度社會主義:共全民𡏦𥩯𡐙渃吧實現義務國際。
條66.
家渃𡏦𥩯軍隊人民革命、正規、精銳、曾𨀈現代、𣎏力量常直合理、力量預備動員雄厚、力量民軍自衛任命 吧𢌌泣、爫檂傦𥪝 實現任務國防。
條67.
家渃𡏦𥩯公安人民革命、正規、精銳、曾𨀈現代、爫檂傦𥪝 實現任務保衞安寧國家吧保擔秩序、安全社會、鬥爭防、挵罪犯。
條68.
家渃發揮精神𢞅渃吧主義英雄革命𧵑人民、敎育國防吧安寧朱全民:𡏦𥩯工業國防、安寧:保擔裝備朱力量武裝人民、結合國防、安寧𢭲經濟、經濟𢭲?國防、安寧:實現政策后方軍隊:保擔𠁀𤯨物質、精神𧵑幹部、戰士、工人、員職符合𢭲性質活動𧵑軍隊人民、公安人民:𡏦𥩯力量武裝人民雄猛、空凝增強可能保衞祖國。

Chương 4. BẢO VỆ TỔ QUỐC

Điều 64.
Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của toàn dân.
Nhà nước củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân mà nòng cốt là lực lượng vũ trang nhân dân: phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước để bảo vệ vững chắc Tổ quốc, góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới.
Cơ quan, tổ chức, công dân phải thực hiện đầy đủ nhiệm vụ quốc phòng và an ninh.
Điều 65.
Lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội: bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa: cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế.
Điều 66.
Nhà nước xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có lực lượng thường trực hợp lý, lực lượng dự bị động viên hùng hậu, lực lượng dân quân tự vệ vững mạnh và rộng khắp, làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.
Điều 67.
Nhà nước xây dựng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Điều 68.
Nhà nước phát huy tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của Nhân dân, giáo dục quốc phòng và an ninh cho toàn dân: xây dựng công nghiệp quốc phòng, an ninh: bảo đảm trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân, kết hợp quốc phòng, an ninh với kinh tế, kinh tế với quốc phòng, an ninh: thực hiện chính sách hậu phương quân đội: bảo đảm đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, chiến sỹ, công nhân, viên chức phù hợp với tính chất hoạt động của Quân đội nhân dân, Công an nhân dân: xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân hùng mạnh, không ngừng tăng cường khả năng bảo vệ Tổ quốc.

章5. 國會

條69.
國會羅機關代表高一𧵑人民、機關權力家渃高一𧵑渃共和社會主義越南。
國會實現權立憲、權立法、決定各問題關重𧵑𡐙渃吧監察最高對𢭲活動𧵑家渃。
條70.
國會𣎏仍任務吧權限𢖖低。
1. 爫憲法吧𢯢𢷮憲法:爫律吧𢯢𢷮律。
2. 實現權監察最高役遵遶憲法、律吧義決𧵑國會:察報告工作𧵑主席渃、委班常務國會、政府、座案人民最高、院檢察人民最高、會同保舉國家、檢算家渃吧機關恪由國會成立。
3. 決定目標、指標、政策、任務基本發展經濟-社會𧵑坦渃。
4. 決定政策基本𧗱財政、錢幣國家:規定、𢯢𢷮或罷𠬃各庶稅:決定分𢺺各款收吧任務支𡧲銀策中央吧銀策地方:決定墨界限安全嫧國家、嫧公、嫧政府:決定銀策家渃吧分補銀策中央、批准決算銀策家渃。
5. 決定政策民族、政策宗教𧵑家渃。
6. 規定組織吧活動𧵑國會、主席渃、政府、院檢察座案人民、人民、會同保舉國家、檢算家渃、政權地方吧機關恪由國會成立。
7. 保、免任、罷任主席渃、副主席渃、主席國會、副主席國會、委員委班常務國會、主席會同民族、主任委班𧵑國會、首相政府、正案座案人民最高、院長院檢察人民最高、主席會同保舉國家、總檢算家渃、𠊛𨅸?頭機關恪由國會成立:批准提議補任、免任、革職副首相政府、部長吧成員恪𧵑政府、审判座案人民最高:批准名冊成員會同國防吧安寧、會同保舉國家。
𢖖欺得褒、主席渃、主席國會、首相政府、正案座案人民最高沛宣誓忠誠𢭲祖國、人民吧憲法。
8. 𠬃票信任對𢭲𠊛𡨹職務由國會褒或批准。
9. 決定成立、罷𠬃部、機關卬部𧵑政府:成立、解體、入、𢺺、調整地界行政府、城鋪直屬中央、單位行政-經濟特別:成立、罷𠬃機關恪遶規定𧵑憲法吧律:
10. 罷𠬃文本𧵑主席渃、委班常務國會、政府、首相政府、座案人民最高、院檢查人民最高賴𢭲憲法、律、義決𧵑國會。
11. 決定大赦。
12. 規定銜級𥪝力量武裝人民、銜、及外交吧仍銜、級家渃恪:規定勳章、徽章吧名號榮譽家渃。
13. 決定問題戰爭吧和平:規定𧗱情狀緊急、各辦法特別恪保擔國防吧安寧國家:
14. 決定政策基本𧗱對外:批准、決定加入或?𢲼?效力𧵑條約國際連關𦤾戰爭、和平、主權國家、資格成員𧵑共和社會主義越南在各組織國際吧區域關重、各條約國際𧗱權𡥵𠊛、權吧義務基本𧵑公民吧條約國際恪賴𢭲律、義決𧵑國會:
15. 決定徵求意引。
條71.
1. 任期𧵑每課國會羅𠄼𢆥。
2. 𦒹𨒒𣈜𠓀欺國會𥃞任期、國會課𡤔沛得褒戎。
3. 𥪝場合特別、𡀮得𠃣一𠄩分𠀧總數代表國會表決贊成時國會決定𪮊𥐇或捁𨱽任期𧵑𨉟遶提議𧵑委班常務國會。役捁𨱽任期𧵑𠬠課國會空得過𨒒𠄩𣎃、除場合𣎏戰爭。
條72.
主席國會主座各翻哈𧵑國會:記證實憲法、律、議決𧵑國會:領導工作𧵑委班常務國會:組織實現關係對外𧵑國會:𡨹關係𢭲各代表國會。
各副主席國會𠢞主席國會爫任務遶事分工𧵑主席國會。
條73.
1. 委班常務國會羅機關常直𧵑國會。
2. 委班常務國會𠁝主席國會、各副主席國會吧各委員。
3. 數成員委班常務國會由國會決定。成員委班常務國會空勢同時羅成員政府。
4. 委班常務國會𧵑每課國會實現任務、權限𧵑𨉟朱𦤾欺國會課𡤔褒𠚢委班常務國會。
條74.
委班常務國會𣎏仍任務吧權限𢖖底。
1. 組織役準備、召集吧主持期合國會。
2. 𠚢法令𧗱仍問題得國會交:解釋憲法、律、法令。
3. 監察役施行憲法、律、議決𧵑國會、法令、議決𧵑委班常務國會:監察活動𧵑政府、座案人民最高、院檢察人民最高、檢算家渃吧機關恪由國會成立。
4. 停止役施行文本𧵑政府、首相政府、座案人民最高、院檢察人民最高賴𢭲憲法、律、議決𧵑國會吧呈國會決定役罷𠬃文本𪦆在期合𧵆一:罷𠬃文本𧵑政府、首相政府、座案人民最高、院檢察人民最高賴賴𢭲法令、議決𧵑委班常務國會。
5. 指導、調和、配合活動𧵑會同民族吧各委班𧵑國會:嚮引吧保擔條件活動𧵑代表國會。
6. 提議國會保、免任、罷任主席渃、主席國會、副主席國會、委員委班常務國會、主席會同民族、主任委班𧵑國會、主席會同保舉國家、總檢算家渃。
7. 監察吧嚮引活動𧵑會同人民:罷𠬃議決𧵑會同人民省、城舖直屬中央賴𢭲憲法、律吧文本𧵑機關家渃級𨕭:解散會同人民省、城舖直屬中央𥪝場合會同人民𪦆爫實害嚴重𦤾利益𧵑人民。
8. 決定成立、解體、入𢺺、調整地界單位行政𠁑省、城舖直屬中央。
9. 決定役宣佈情狀戰爭𥪝場合國會空體合得吧報告國會決定在期họp𧵆一。
10. 決定總動員或動員局部:頒佈、罷𠬃情狀緊急𥪝哿渃或於曾地方。
11. 實現關係對外𧵑國會。
12. 批准提議補任、免任大使特命全權𧵑共和社會主義越南。
13. 組織徵求意民遶決定𧵑國會。
條75.
1. 會同民族𠁝主席、各副主席吧各委員。主席會同民族由國會保:各副主席吧各委員會同民族由委班常務國會批准。
2. 會同民族研究吧建議𢭲國會𧗱工作民族:實現權監察役施行政策民族、章程、計劃發展經濟-社會沔𡶀吧塳同胞民族少數。
3. 主席會同民族得𠶆參與翻họp𧵑政府般𧗱役實現政策民族。欺頒行規定實現政策民族、政府沛𥙩意見𧵑會同民族。
4. 會同民族𣎏仍任務、權限恪如委班𧵑國會規定在款2條76。
條76.
1. 委班𧵑國會𠁝主任、各副主任吧各委員。主任委班由國會保:各副主任吧各委員委班由委班常務國會批准。
2. 委班𧵑國會審查預案律、建議𧗱律、預案恪吧報告得國會或委班常務國會交:實現權監察𥪝範圍任務、權限由律定:建議仍問題屬範圍活動𧵑委班。
3. 役成立、解體委班𧵑國會由國會決定。
條77.
1. 會同民族、各委班𧵑國會𣎏權要求成員政府、正案座案人民最高、院長院檢察人民最高、總檢算家渃吧個人有關報告、解程或供給材料𧗱仍問題勤切。𠊛得要求𣎏責任答應要求𪦆。
2. 各機關家渃𣎏責任研究吧𫭐𠳒仍建議𧵑會同民族吧各委班𧵑國會。
條78.
欺勤切、國會成立委班臨時抵研究、審查𠬠預案或調查𧗱𠬠問題一定。
條79.
1. 代表國會羅𠊛代面朱意志、願望𧵑人民於單位保舉𠚢𨉟吧𧵑人民哿渃。
2. 代表國會聯係𥾛𨨪𢭲舉知、𠹾事監察𧵑舉知:收拾吧反映忠實意見、願望𧵑舉知𢭲國會、各機關、組織有關:實現制度接觸吧報告𢭲舉知𧗱活動𧵑代表吧𧵑國會:𫭐𠳒要求吧建議𧵑舉知:遶𠼲、敦篤役解決叫奈、訴告吧嚮引、𠢞拕役實現權叫奈、訴告。
3. 代表國會普遍吧運動人民實現憲法吧法律。
條80.
1. 代表國會𣎏權質問主席渃、主席國會、首相政府、部長吧各成員恪𧵑政府、正案座案人民最高、院長院檢察人民最高、總檢算家渃。
2. 𠊛被質問沛𫭐𠳒𠓀國會在期họp或在翻họp委班常務國會𥪝時間𡧲𠄩期họp國會:𥪝場合勤切、國會、委班常務國會朱𫭐𠳒憑文本。
3. 代表國會𣎏權要求機關、組織、個人供給通信、材料連關𦤾任務𧵑機關、組織、個人𪦆。𠊛𨅸頭機關、組織或個人𣎏責任𫭐𠳒仍問題𦓡代表國會要求𥪝時限律定。
條81.
空得扒、監𡨹、起訴代表國會𡀮空𣎏事同意𧵑國會或𥪝時間國會空họp空𣎏事同意𧵑委班常務國會;𥪝場合代表國會犯罪寡贜𦓡被暫𡨹時機關暫𡨹沛立即報告抵國會或委班常務國會䀡𥌀、決定。
條82.
1. 代表國會𣎏責任實現𠫆踷任務代表、𣎏權參加爫成員𧵑會同民族或委班𧵑國會。
2. 委班常務國會、首相政府、副首相政府、部長、首長機關卬部吧各機關恪𧵑家渃𣎏責任造條件抵代表國會爫任務代表。
3. 家渃保擔經費活動𧵑代表國會。
條83.
1. 國會họp公開。𥪝場合勤切、遶提議𧵑主席渃、委班常務國會、首相政府或𧵑𠃣一𠬠分𠀧總數代表國會、國會決定họp謹。
2. 國會họp每𢆥𠄩期。場合主席渃、委班常務國會、首相政府或𠃣一𠬠分𠀧總數代表國會要求時國會họp不常。委班常務國會召集期họp國會。
3. 期họp次一𧵑國會課𡤔得召集踸一羅𢖖𨑮𣈜、𠸥自𣈜保舉代表國會、由主席國會課𠓀開幕吧主座朱𦤾欺國會課𡤔保𠚢主席國會。
條84.
1. 主席渃、委班常務國會、會同民族、委班𧵑國會、政府、座案人民最高、院檢察人民最高、檢算家渃、委班中央𩈘陣祖國越南吧機關中央𧵑組織成員𧵑𩈘陣𣎏權程預案律𠓀國會、程預案法令𠓀委班常務國會。
2. 代表國會𣎏權程建議𧗱律、法令吧預案律、預案法令𠓀國會、委班常務國會。
條85.
1. 律、議決𧵑國會沛得過姅總數代表國會表決贊成:場合爫憲法、𢯢𢷮憲法、決定揬𥐇或捁𨱽任期𧵑國會、罷任代表國會沛得𠃣一𠄩分𠀧總數代表國會表決贊成。
法令、議決𧵑委班常務國會沛得過姅總數成員委班常務國會表決贊成。
2. 律、法令沛得公佈踸一羅𨒒𠄻𣈜、𠸥自𣈜得通過、除場合主席渃提議䀡𥌀吏法令。

Chương 5. QUỐC HỘI

Điều 69.
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
Điều 70.
Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp: làm luật và sửa đổi luật:
2. Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội: xét báo cáo công tác của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập:
3. Quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội của đất nước:
4. Quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia: quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế: quyết định phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương: quyết định mức giới hạn an toàn nợ quốc gia, nợ công, nợ chính phủ: quyết định dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước:
5. Quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước:
6. Quy định tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước, chính quyền địa phương và cơ quan khác do Quốc hội thành lập:
7. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng Kiểm toán nhà nước, người đứng đầu cơ quan khác do Quốc hội thành lập: phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao: phê chuẩn danh sách thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh, Hội đồng bầu cử quốc gia.
Sau khi được bầu, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phải tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp:
8. Bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn:
9. Quyết định thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ của Chính phủ: thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt: thành lập, bãi bỏ cơ quan khác theo quy định của Hiến pháp và luật:
10. Bãi bỏ văn bản của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội:
11. Quyết định đại xá:
12. Quy định hàm, cấp trong lực lượng vũ trang nhân dân, hàm, cấp ngoại giao và những hàm, cấp nhà nước khác: quy định huân chương, huy chương và danh hiệu vinh dự nhà nước:
13. Quyết định vấn đề chiến tranh và hòa bình: quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia:
14. Quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại: phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế liên quan đến chiến tranh, hòa bình, chủ quyền quốc gia, tư cách thành viên của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các tổ chức quốc tế và khu vực quan trọng, các điều ước quốc tế về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và điều ước quốc tế khác trái với luật, nghị quyết của Quốc hội:
15. Quyết định trưng cầu ý dân.
Điều 71.
1. Nhiệm kỳ của mỗi khóa Quốc hội là năm năm.
2. Sáu mươi ngày trước khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Quốc hội khóa mới phải được bầu xong.
3. Trong trường hợp đặc biệt, nếu được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành thì Quốc hội quyết định rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của mình theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Việc kéo dài nhiệm kỳ của một khóa Quốc hội không được quá mười hai tháng, trừ trường hợp có chiến tranh.
Điều 72.
Chủ tịch Quốc hội chủ tọa các phiên họp của Quốc hội: ký chứng thực Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội: lãnh đạo công tác của Ủy ban thường vụ Quốc hội: tổ chức thực hiện quan hệ đối ngoại của Quốc hội: giữ quan hệ với các đại biểu Quốc hội.
Các Phó Chủ tịch Quốc hội giúp Chủ tịch Quốc hội làm nhiệm vụ theo sự phân công của Chủ tịch Quốc hội.
Điều 73.
1. Ủy ban thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội.
2. Ủy ban thường vụ Quốc hội gồm Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các Ủy viên.
3. Số thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội do Quốc hội quyết định. Thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội không thể đồng thời là thành viên Chính phủ.
4. Ủy ban thường vụ Quốc hội của mỗi khóa Quốc hội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu ra Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Điều 74.
Ủy ban thường vụ Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Tổ chức việc chuẩn bị, triệu tập và chủ trì kỳ họp Quốc hội:
2. Ra pháp lệnh về những vấn đề được Quốc hội giao: giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh:
3. Giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội: giám sát hoạt động của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập:
4. Đình chỉ việc thi hành văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và trình Quốc hội quyết định việc bãi bỏ văn bản đó tại kỳ họp gần nhất: bãi bỏ văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội:
5. Chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội: hướng dẫn và bảo đảm điều kiện hoạt động của đại biểu Quốc hội:
6. Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng Kiểm toán nhà nước:
7. Giám sát và hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân: bãi bỏ nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên: giải tán Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong trường hợp Hội đồng nhân dân đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhân dân:
8. Quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
9. Quyết định việc tuyên bố tình trạng chiến tranh trong trường hợp Quốc hội không thể họp được và báo cáo Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất:
10. Quyết định tổng động viên hoặc động viên cục bộ: ban bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương:
11. Thực hiện quan hệ đối ngoại của Quốc hội:
12. Phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
13. Tổ chức trưng cầu ý dân theo quyết định của Quốc hội.
Điều 75.
1. Hội đồng dân tộc gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên. Chủ tịch Hội đồng dân tộc do Quốc hội bầu: các Phó Chủ tịch và các Ủy viên Hội đồng dân tộc do Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn.
2. Hội đồng dân tộc nghiên cứu và kiến nghị với Quốc hội về công tác dân tộc: thực hiện quyền giám sát việc thi hành chính sách dân tộc, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
3. Chủ tịch Hội đồng dân tộc được mời tham dự phiên họp của Chính phủ bàn về việc thực hiện chính sách dân tộc. Khi ban hành quy định thực hiện chính sách dân tộc, Chính phủ phải lấy ý kiến của Hội đồng dân tộc.
4. Hội đồng dân tộc có những nhiệm vụ, quyền hạn khác như Ủy ban của Quốc hội quy định tại khoản 2 Điều 76.
Điều 76.
1. Ủy ban của Quốc hội gồm Chủ nhiệm, các Phó Chủ nhiệm và các Ủy viên. Chủ nhiệm Ủy ban do Quốc hội bầu: các Phó Chủ nhiệm và các Ủy viên Ủy ban do Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn.
2. Ủy ban của Quốc hội thẩm tra dự án luật, kiến nghị về luật, dự án khác và báo cáo được Quốc hội hoặc Ủy ban thường vụ Quốc hội giao: thực hiện quyền giám sát trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn do luật định: kiến nghị những vấn đề thuộc phạm vi hoạt động của Ủy ban.
3. Việc thành lập, giải thể Ủy ban của Quốc hội do Quốc hội quyết định.
Điều 77.
1. Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội có quyền yêu cầu thành viên Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước và cá nhân hữu quan báo cáo, giải trình hoặc cung cấp tài liệu về những vấn đề cần thiết. Người được yêu cầu có trách nhiệm đáp ứng yêu cầu đó.
2. Các cơ quan nhà nước có trách nhiệm nghiên cứu và trả lời những kiến nghị của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội.
Điều 78.
Khi cần thiết, Quốc hội thành lập Ủy ban lâm thời để nghiên cứu, thẩm tra một dự án hoặc điều tra về một vấn đề nhất định.
Điều 79.
1. Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của Nhân dân cả nước.
2. Đại biểu Quốc hội liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri: thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng của cử tri với Quốc hội, các cơ quan, tổ chức hữu quan: thực hiện chế độ tiếp xúc và báo cáo với cử tri về hoạt động của đại biểu và của Quốc hội: trả lời yêu cầu và kiến nghị của cử tri: theo dõi, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và hướng dẫn, giúp đỡ việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo.
3. Đại biểu Quốc hội phổ biến và vận động Nhân dân thực hiện Hiến pháp và pháp luật.
Điều 80.
1. Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước.
2. Người bị chất vấn phải trả lời trước Quốc hội tại kỳ họp hoặc tại phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội: trong trường hợp cần thiết, Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội cho trả lời bằng văn bản.
3. Đại biểu Quốc hội có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có trách nhiệm trả lời những vấn đề mà đại biểu Quốc hội yêu cầu trong thời hạn luật định.
Điều 81.
Không được bắt, giam giữ, khởi tố đại biểu Quốc hội nếu không có sự đồng ý của Quốc hội hoặc trong thời gian Quốc hội không họp không có sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội: trong trường hợp đại biểu Quốc hội phạm tội quả tang mà bị tạm giữ thì cơ quan tạm giữ phải lập tức báo cáo để Quốc hội hoặc Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
Điều 82.
1. Đại biểu Quốc hội có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nhiệm vụ đại biểu, có quyền tham gia làm thành viên của Hội đồng dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội.
2. Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và các cơ quan khác của Nhà nước có trách nhiệm tạo điều kiện để đại biểu Quốc hội làm nhiệm vụ đại biểu.
3. Nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động của đại biểu Quốc hội.
Điều 83.
1. Quốc hội họp công khai. Trong trường hợp cần thiết, theo đề nghị của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc của ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội, Quốc hội quyết định họp kín.
2. Quốc hội họp mỗi năm hai kỳ. Trường hợp Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội yêu cầu thì Quốc hội họp bất thường. Ủy ban thường vụ Quốc hội triệu tập kỳ họp Quốc hội.
3. Kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa mới được triệu tập chậm nhất là sáu mươi ngày, kể từ ngày bầu cử đại biểu Quốc hội, do Chủ tịch Quốc hội khóa trước khai mạc và chủ tọa cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu ra Chủ tịch Quốc hội.
Điều 84.
1. Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức thành viên của Mặt trận có quyền trình dự án luật trước Quốc hội, trình dự án pháp lệnh trước Ủy ban thường vụ Quốc hội.
2. Đại biểu Quốc hội có quyền trình kiến nghị về luật, pháp lệnh và dự án luật, dự án pháp lệnh trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Điều 85.
1. Luật, nghị quyết của Quốc hội phải được quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành: trường hợp làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp, quyết định rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của Quốc hội, bãi nhiệm đại biểu Quốc hội phải được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội phải được quá nửa tổng số thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành.
2. Luật, pháp lệnh phải được công bố chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày được thông qua, trừ trường hợp Chủ tịch nước đề nghị xem xét lại pháp lệnh.

章6. 主席渃

條86.
主席渃羅𠊛𨅸頭家渃、𠊝𩈘渃共和社會主義越南𧗱對內吧對外。
條87.
主席渃由國會保𥪝數代表國會。
主席渃𠹾責任吧報告工作𠓀國會。
任期𧵑主席渃遶任期國會𧵑。欺國會歇任期、主席渃接續爫任務朱𦤾欺國會課𡤔保𠚢主席渃。
條88.
主席渃𣎏仍任務吧權限𢖖底:
1. 公布憲法、律、法令;提議委班常務國會䀡𥌀吏法令𥪝時限𨒒𣈜、𠸥自𣈜法令得通過、𡀮法令𪦆吻得委班常務國會表決贊成𦓡主席渃吻空一致時主席渃程國會決定在期họp近一。
2. 提議國會保、免任、罷任副主席渃、首相政府;𠶌據𠓨議決𧵑國會、補任、免任、革職副首相政府、部長吧成員恪𧵑政府。
3. 提議國會保、免任、罷任正案座案人民最高、院長院檢察人民最高;𠶌據𠓨議決𧵑國會、補任、免任、革職審判座案人民最高;補任、免任、革職副正案座案人民最高、審判各座案恪、副院長、檢察員院檢察人民最高;決定特赦;𠶌據𠓨議決𧵑國會、公佈決定大赦;
4. 決定贈賞勳章、徽章、各𢄩賞家渃、名號榮譽家渃:決定朱入國籍、推國籍、𧿨吏國籍或削國籍越南;
5. 統領力量武裝人民、𡨹職主席會同國防吧安寧、決定封、陞、降、削軍銜級將、准都督、副都督、都督海軍;補任、免任、革職總參謀長、主任總局政治軍隊人民越南;𠶌據𠓨議決𧵑國會或𧵑委班常務國會、公佈、罷𠬃決定宣佈情狀戰爭:𠶌據𠓨議決𧵑委班常務國會、𠚢令總動員或動員局部、公佈、罷𠬃情狀緊急;𥪝場合委班常務國會空體合得、公佈、罷𠬃情狀緊急𥪝哿渃或於曾地方;
6. 接認大使特命全權𧵑渃外:𠶌據𠓨議決𧵑委班常務國會、補任、免任:決定舉、召回大使特命全權𧵑共和社會主義越南:封銜、級大使:決定談判、記條約國際人名家渃:程國會批准、決定加入或揕𢲼效力條約國際規定在款14條70:決定批准、加入或揕𢲼效力條約國際恪人名家渃。
條89.
1. 會同國防吧安寧𠁝主席、副主席吧各委員。名冊成員會同國防吧安寧由主席渃程國會批准。
會同國防吧安寧爫役遶制度集體吧決定遶多數。
2. 會同國防吧安寧程國會決定情狀戰爭、場合國會空體合得時程委班常務國會決定:動員每力量吧可能𧵑𡐙渃抵保衞祖國:實現仍任務、權限特別由國會交𥪝場合𣎏戰爭:決定役力量武裝人民參加活動合分保衞和平於區域吧𨕭世界。
條90.
主席渃𣎏權參與翻họp𧵑委班常務國會、翻họp𧵑政府。
主席渃𣎏權要求政府họp般𧗱問題𦓡主席渃𥌀𧡊勤切抵實現任務、權限𧵑主席渃。
條91.
主席渃頒行令、決定抵實現任務、權限𧵑𨉟。
條92.
副主席渃由國會保𥪝數代表國會。
副主席渃𠢞主席渃實現任務吧𣎏體得主席渃委任𠊝主席渃實現𠬠數任務。
條93.
欺主席渃空爫役得𥪝時間𨱽時副主席渃𡨹權主席渃。
𥪝場合缺主席渃時副主席渃𡨹權主席渃朱𦤾欺國會保𠚢主席渃𡤔。

Chương 6. CHỦ TỊCH NƯỚC

Điều 86.
Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.
Điều 87.
Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội.
Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.
Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu ra Chủ tịch nước.
Điều 88.
Chủ tịch nước có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh: đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày pháp lệnh được thông qua, nếu pháp lệnh đó vẫn được Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành mà Chủ tịch nước vẫn không nhất trí thì Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất:
2. Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ: căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ:
3. Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao: căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao: bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán các Tòa án khác, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao: quyết định đặc xá: căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, công bố quyết định đại xá:
4. Quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, các giải thưởng nhà nước, danh hiệu vinh dự nhà nước: quyết định cho nhập quốc tịch, thôi quốc tịch, trở lại quốc tịch hoặc tước quốc tịch Việt Nam:
5. Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh, quyết định phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc hải quân: bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam: căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội hoặc của Ủy ban thường vụ Quốc hội, công bố, bãi bỏ quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh: căn cứ vào nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, ra lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp: trong trường hợp Ủy ban thường vụ Quốc hội không thể họp được, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương:
6. Tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài: căn cứ vào nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm: quyết định cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: phong hàm, cấp đại sứ: quyết định đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước: trình Quốc hội phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế quy định tại khoản 14 Điều 70: quyết định phê chuẩn, gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế khác nhân danh Nhà nước.
Điều 89.
1. Hội đồng quốc phòng và an ninh gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên. Danh sách thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh do Chủ tịch nước trình Quốc hội phê chuẩn.
Hội đồng quốc phòng và an ninh làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số.
2. Hội đồng quốc phòng và an ninh trình Quốc hội quyết định tình trạng chiến tranh, trường hợp Quốc hội không thể họp được thì trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định: động viên mọi lực lượng và khả năng của đất nước để bảo vệ Tổ quốc: thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn đặc biệt do Quốc hội giao trong trường hợp có chiến tranh: quyết định việc lực lượng vũ trang nhân dân tham gia hoạt động góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới.
Điều 90.
Chủ tịch nước có quyền tham dự phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội, phiên họp của Chính phủ.
Chủ tịch nước có quyền yêu cầu Chính phủ họp bàn về vấn đề mà Chủ tịch nước xét thấy cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước.
Điều 91.
Chủ tịch nước ban hành lệnh, quyết định để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Điều 92.
Phó Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội.
Phó Chủ tịch nước giúp Chủ tịch nước thực hiện nhiệm vụ và có thể được Chủ tịch nước ủy nhiệm thay Chủ tịch nước thực hiện một số nhiệm vụ.
Điều 93.
Khi Chủ tịch nước không làm việc được trong thời gian dài thì Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước.
Trong trường hợp khuyết Chủ tịch nước thì Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước cho đến khi Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước mới.

章7. 政府

條94.
政府羅機關行政家渃高一𧵑渃共和社會主義越南、實現權行法、羅機關執行𧵑國會。
政府𠹾責任𠓀國會吧報告工作𠓀國會、委班常務國會、主席渃。
條95.
1. 政府𠁝首相政府、各副首相政府、各部長吧首長機關卬部。
機構、數量成員政府由國會決定。
政府爫役遶制度集體、決定遶多數。
2. 首相政府羅𠊛𨅸頭政府、𠹾責任𠓀國會𧗱活動𧵑政府吧仍任務得交:報告工作𧵑政府、首相政府𠓀國會、委班常務國會、主席渃。
3. 副首相政府𠢞首相政府爫任務遶事分工𧵑首相政府吧𠹾責任𠓀首相政府𧗱任務得分工。欺首相政府咏𩈘、𠬠副首相政府得首相政府委任𠊝𩈘首相政府領導工作𧵑政府。
4. 部長、首長機關卬部𠹾責任個人𠓀首相政府、政府吧國會𧗱梗、領域得分工負責、共各成員恪𧵑政府𠹾責任集體𧗱活動𧵑政府。
條96.
政府𣎏仍任務吧權限𢖖底:
1. 組織施行憲法、律、議決𧵑國會、法令、議決𧵑委班常務國會、令、決定𧵑主席渃;
2. 提出、𡏦𥩯政策程國會、委班常務國會決定或決定遶審權抵實現任務、權限規定在條呢:程預案律、預案銀冊家渃吧各預案恪𠓀國會;程預案法令𠓀委班常務國會;
3. 統一管理𧗱經濟、文化、社會、敎育、醫濟、科學、工藝、媒場、通信、傳通、對外、國防、安寧國家、秩序、安全社會;施行令動員或動員局部、令頒佈情狀緊急吧各辦法勤切恪抵保衞祖國、保擔性命、財產𧵑人民;
4. 程國會決定成立、罷𠬃部、機關卬部;成立、解體、入𢺺、調整地界行政省、城舖直屬中央、單位行政-經濟特別;程委班常務國會決定成立、解體、入𢺺、調整地界單位行政𠁑省、城舖直屬中央;
5. 統一管理𡋂行政國家;實現管理𧗱幹部、公職、員職吧公務𥪝各機關家渃;組織工作聲查、檢查、解決叫奈、訴告、防、挵官僚、參冗𥪝部𣛠家渃:領導工作𧵑各部、機關卬部、機關屬政府、委班人民各級;嚮引、檢查會同人民𥪝役實現文本𧵑機關家渃級𨕭;造條件抵會同人民實現任務、權限由律定;
6. 保衞權吧利益𧵑家渃吧社會、權𡥵𠊛、權公民;保擔秩序、安全社會;
7. 組織談判、記條約國際人名家渃遶委權𧵑主席渃;決定役記、加入、批閱或揕𢲼效力條約國際人名政府、除條約國際程國會批准規定在款14條70;保衞利益𧵑家渃、利益正當𧵑組織吧公民越南於渃外;
8. 配合𢭲委班中央𩈘陣祖國越南吧機關中央𧵑組織政治-社會𥪝役實現任務、權限𧵑𨉟。
條97.
任期𧵑政府遶任期𧵑國會。欺國會𥃞任期、政府接續爫任務朱𦤾欺國會課𡤔成立政府。
條98.
首相政府由國會保𥪝數代表國會。
首相政府𣎏仍任務吧權限𢖖底;
1. 領導工作𧵑政府;領導役𡏦𥩯政策吧組織施行法律;
2.領導吧𠹾責任𧗱活動𧵑系統行政家渃自中央𦤾地方、保擔併統一吧通𨙖𧵑𡋂行政國家;
3. 程國會批准提議補任、免任、革職副首相政府、部長吧成員恪𧵑政府;補任、免任、革職次長、職務相當屬部、機關卬部;批准役保、免任吧決定調動、革職主席、副主席委班人民省、城舖直屬中央;
4. 停止役施行或罷𠬃文本𧵑部長、首長機關卬部、委班人民、主席委班人民省、城舖直屬中央賴𢭲憲法、律吧文本𧵑機關家渃級𨕭:停止役施行議決𧵑會同人民省、城舖直屬中央賴𢭲憲法、律吧文本𧵑機關家渃級𨕭、同時提議委班常務國會罷𠬃;
5. 決定吧指導役談判、指導役記、加入條約國際屬任務、權限𧵑政府;組織實現條約國際𦓡共和社會主義越南羅成員;
6. 實現制度報告𠓀人民通過各方便通信大衆𧗱仍問題關重屬審權解決𧵑政府吧首相政府。
條99.
1. 部長、首長機關卬部羅成員政府吧羅𠊛𨅸頭部、機關卬部、領導工作𧵑部、機關卬部;𠹾責任管理家渃𧗱梗、領域得分工;組織施行吧遶𠼲役施行法律連關𦤾梗、領域𥪝範圍全國。
2. 部長、首長機關卬部報告工作𠓀政府、首相政府;實現制度報告𠓀人民𧗱仍問題關重屬責任管理。
條100.
政府、首相政府、部長、首長機關卬部頒行文本法律抵實現任務、權限𧵑𨉟、檢查役施行各文本𪦆吧處理各文本賴法律遶規定𧵑律。
條101.
主席委班中央𩈘陣祖國越南吧𠊛𨅸頭機關中央𧵑組織政治-社會得𠶆參與翻họp𧵑政府欺般各問題𣎏連關。

Chương 7. CHÍNH PHỦ

Điều 94.
Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.
Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
Điều 95.
1. Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
Cơ cấu, số lượng thành viên Chính phủ do Quốc hội quyết định.
Chính phủ làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số.
2. Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao: báo cáo công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
3. Phó Thủ tướng Chính phủ giúp Thủ tướng Chính phủ làm nhiệm vụ theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về nhiệm vụ được phân công. Khi Thủ tướng Chính phủ vắng mặt, một Phó Thủ tướng Chính phủ được Thủ tướng Chính phủ ủy nhiệm thay mặt Thủ tướng Chính phủ lãnh đạo công tác của Chính phủ.
4. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm cá nhân trước Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ và Quốc hội về ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách, cùng các thành viên khác của Chính phủ chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Chính phủ.
Điều 96.
Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước:
2. Đề xuất, xây dựng chính sách trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều này: trình dự án luật, dự án ngân sách nhà nước và các dự án khác trước Quốc hội: trình dự án pháp lệnh trước Ủy ban thường vụ Quốc hội:
3. Thống nhất quản lý về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, thông tin, truyền thông, đối ngoại, quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội: thi hành lệnh động viên hoặc động viên cục bộ, lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp và các biện pháp cần thiết khác để bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm tính mạng, tài sản của Nhân dân:
4. Trình Quốc hội quyết định thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ: thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt: trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
5. Thống nhất quản lý nền hành chính quốc gia: thực hiện quản lý về cán bộ, công chức, viên chức và công vụ trong các cơ quan nhà nước: tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong bộ máy nhà nước: lãnh đạo công tác của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp: hướng dẫn, kiểm tra Hội đồng nhân dân trong việc thực hiện văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên: tạo điều kiện để Hội đồng nhân dân thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do luật định:
6. Bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người, quyền công dân: bảo đảm trật tự, an toàn xã hội:
7. Tổ chức đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước theo ủy quyền của Chủ tịch nước: quyết định việc ký, gia nhập, phê duyệt hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ, trừ điều ước quốc tế trình Quốc hội phê chuẩn quy định tại khoản 14 Điều 70: bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích chính đáng của tổ chức và công dân Việt Nam ở nước ngoài:
8. Phối hợp với Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Điều 97.
Nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chính phủ tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới thành lập Chính phủ.
Điều 98.
Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội.
Thủ tướng Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Lãnh đạo công tác của Chính phủ: lãnh đạo việc xây dựng chính sách và tổ chức thi hành pháp luật:
2. Lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, bảo đảm tính thống nhất và thông suốt của nền hành chính quốc gia:
3. Trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và Thành viên khác của Chính phủ: bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng, chức vụ tương đương thuộc bộ, cơ quan ngang bộ: phê chuẩn việc bầu, miễn nhiệm và quyết định điều động, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
4. Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên: đình chỉ việc thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, đồng thời đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ:
5. Quyết định và chỉ đạo việc đàm phán, chỉ đạo việc ký, gia nhập điều ước quốc tế thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ: tổ chức thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên:
6. Thực hiện chế độ báo cáo trước Nhân dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng về những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền giải quyết của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
Điều 99.
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là thành viên Chính phủ và là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ, lãnh đạo công tác của bộ, cơ quan ngang bộ: chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực được phân công: tổ chức thi hành và theo dõi việc thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ báo cáo công tác trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ: thực hiện chế độ báo cáo trước Nhân dân về những vấn đề quan trọng thuộc trách nhiệm quản lý.
Điều 100.
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành văn bản pháp luật để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó và xử lý các văn bản trái pháp luật theo quy định của luật.
Điều 101.
Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội được mời tham dự phiên họp của Chính phủ khi bàn các vấn đề có liên quan.

章8. 座案人民、院檢察人民

條102.
1. 座案人民羅機關𥌀處𧵑渃共和社會主義越南、實現權司法。
2. 座案人民𠁝座案人民最高吧各座案恪由律定。
3. 座案人民𣎏任務保衞公理、保衞權𡥵𠊛、權公民、保衞制度社會主義、保衞利益𧵑家渃、權吧利益合法𧵑組織、個人。
條103.
1. 役𥌀處初審𧵑座案人民𣎏會審參加、除場合𥌀處遶手續揬袞。
2. 審判、會審𥌀處獨立吧只遵遶法律;嚴禁機關、組織、個人干涉𠓨役𥌀處𧵑審判、會審。
3. 座案人民𥌀處公開。𥪝場合特別勤𡨹祕密家渃、純封、美續𧵑民族、保衞𠊛𣗓成年或𡨹祕密𠁀司遶要求正當𧵑當事、座案人民𣎏體𥌀處謹。
4. 座案人民𥌀處集體吧決定遶多數、除場合𥌀處遶手續揬袞。
5. 原則爭訟𥪝𥌀處得保擔。
6. 制度𥌀處初審、復審得保擔。
7. 權刨𢵻𧵑被干、被告、權保衞利益合法𧵑當事得保擔。
條104.
1. 座案人民最高羅機關𥌀處高一𧵑渃共和社會主義越南。
2. 座案人民最高監督役𥌀處𧵑各座案恪、除場合由律定。
3. 座案人民最高實現役總結實踐𥌀處、保擔壓用統一法律𥪝𥌀處。
條105.
1. 任期𧵑正案座案人民最高遶任期𧵑國會。役補任、免任、革職吧任期𧵑正案座案恪由律定。
2. 正案座案人民最高𠹾責任吧報告工作𠓀國會;𥪝時間國會空họp、𠹾責任吧報告工作𠓀委班常務國會、主席渃。制度報告工作𧵑正案各座案恪由律定。
3. 役補任、批准、免任、革職、任期𧵑審判吧役保、任期𧵑會審由律定。
條106.
本案、決定𧵑座案人民𣎏效力法律沛得機關、組織、個人尊重:機關、組織、個人有關沛嚴整執行。
條107.
1. 院檢察人民實行權公訴、檢察活動司法。
2. 院檢察人民𠁝院檢察人民最高吧各院檢察恪由律定。
3. 院檢察人民𣎏任務保衞法律、保衞權𡥵𠊛、權公民、保衞制度社會主義、保衞利益𧵑家渃、權吧利益合法𧵑組織、個人、合分保擔法律得執行嚴整吧統一。
條108.
1. 任期𧵑院長院檢察人民最高遶任期𧵑國會。役補任、免任、革職、任期𧵑院長各院檢察恪吧𧵑檢察員由律定。
2. 院長院檢察人民最高𠹾責任吧報告工作𠓀國會;𥪝時間國會空họp、𠹾責任吧報告工作𠓀委班常務國會、主席渃。制度報告工作𧵑院長各院檢察恪由律定。
條109.
1. 院檢察人民由院長領導。院長院檢察人民級𠁑𠹾事領導𧵑院長院檢察人民級𨕭;院長各院檢察級𠁑𠹾事領導統一𧵑院長院檢察人民最高。
2. 欺實行權公訴吧檢察活動司法、檢察員遵遶法律吧𠹾事指導𧵑院長院檢察人民。

Chương 8. TÒA ÁN NHÂN DÂN, VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN

Điều 102.
1. Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.
2. Tòa án nhân dân gồm Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án khác do luật định.
3. Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Điều 103.
1. Việc xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân có Hội thẩm tham gia, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn.
2. Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật: nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm.
3. Tòa án nhân dân xét xử công khai. Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự, Tòa án nhân dân có thể xét xử kín.
4. Tòa án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn.
5. Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm.
6. Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm.
7. Quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự được bảo đảm.
Điều 104.
1. Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Tòa án nhân dân tối cao giám đốc việc xét xử của các Tòa án khác, trừ trường hợp do luật định.
3. Tòa án nhân dân tối cao thực hiện việc tổng kết thực tiễn xét xử, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.
Điều 105.
1. Nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án khác do luật định.
2. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội: trong thời gian Quốc hội không họp, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước. Chế độ báo cáo công tác của Chánh án các Tòa án khác do luật định.
3. Việc bổ nhiệm, phê chuẩn, miễn nhiệm, cách chức, nhiệm kỳ của Thẩm phán và việc bầu, nhiệm kỳ của Hội thẩm do luật định.
Điều 106.
Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng: cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành.
Điều 107.
1. Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.
2. Viện kiểm sát nhân dân gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các Viện kiểm sát khác do luật định.
3. Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
Điều 108.
1. Nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, nhiệm kỳ của Viện trưởng các Viện kiểm sát khác và của Kiểm sát viên do luật định.
2. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội: trong thời gian Quốc hội không họp, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước. Chế độ báo cáo công tác của Viện trưởng các Viện kiểm sát khác do luật định.
Điều 109.
1. Viện kiểm sát nhân dân do Viện trưởng lãnh đạo. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên: Viện trưởng các Viện kiểm sát cấp dưới chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Khi thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, Kiểm sát viên tuân theo pháp luật và chịu sự chỉ đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân.

章9. 政權地方

條110.
1. 各單位行政𧵑渃共和社會主義越南得分定如𢖖;
渃𢺺成省、城舖直屬中央;
省𢺺成縣、市社吧城舖屬省;城舖直屬中央𢺺成郡、縣、市社吧單位行政相當;
縣𢺺成社、市鎮;市社吧城舖屬省𢺺成坊吧社;郡𢺺成坊。
單位行政-經濟特別由國會成立。
2. 役成立、解體、入𢺺、調整地界單位行政沛𥙩意見人民地方吧遶程自、手續由律定。
條111.
1. 政權地方得組織於各單位行政𧵑渃共和社會主義越南。
2. 級政權地方𠁝𣎏會同人民吧委班人民得組織符合𢭲特點農村、都市、海島、單位行政-經濟特別由律定。
條112.
1. 政權地方組織吧保擔役施行憲法吧法律在地方:決定各問題𧵑地方由律定:𠹾事檢查、監察𧵑機關家渃級𨕭。
2. 任務、權限𧵑政權地方得確定𨕭基礎分定審權𡧲各機關家渃於中央吧地方吧𧵑每級政權地方。
3. 𥪝場合勤切、政權地方得交實現𠬠數任務𧵑機關家渃級𨕭𢭲各條件保擔實現任務𪦆。
條113.
1. 會同人民羅機關權力家渃於地方、代面朱意志、願望吧權爫主𧵑人民、由人民地方𠸒𠚢、𠹾責任𠓀人民地方吧機關家渃級𨕭。
2. 會同人民決定各問題𧵑地方由律定;監察役遵遶憲法吧法律於地方吧役實現議決𧵑會同人民。
條114.
1.委班人民於級政權地方由會同人民共級保羅機關執行𧵑會同人民、機關行政家渃於地方、𠹾責任𠓀會同人民吧機關行政家渃級𨕭。
2.委班人民組織役施行憲法吧法律於地方;組織實現議決𧵑會同人民吧實現各任務由機關家渃級𨕭交。
條115.
1. 代表會同人民羅𠊛代面朱意志、願望𧵑人民地方;聯係𥾛𨨪𢭲舉知、𠹾事監察𧵑舉知、實現制度接觸、報告𢭲舉知𧗱活動𧵑𨉟吧𧵑會同人民、𫭐𠳒仍要求、建議𧵑舉知:䀡𥌀、敦篤役解決叫奈、訴告。代表會同人民𣎏任務運動人民實現憲法吧法律、政策𧵑家渃、議決𧵑會同人民、動員人民參加管理家渃。
2. 代表會同人民𣎏權質問主席委班人民、各成員恪𧵑委班人民、正案座案人民、院長院檢察人民吧首長機關屬委班人民。𠊛被質問沛𫭐𠳒𠓀會同人民。代表會同人民𣎏權建議𢭲各機關家渃、組織、單位於地方。𠊛𨅸頭機關、組織、單位呢𣎏責任接代表、䀡𥌀、解決建議𧵑代表。
條116.
1. 會同人民、委班人民實現制度通報情形𧵑地方朱𩈘陣祖國越南吧各團體人民、𫆍𦖑意見、建議𧵑各組織呢𧗱𡏦𥩯政權吧發展經濟-社會於地方;配合𢭲𩈘陣祖國越南吧各團體人民動員人民共家渃實現各任務經濟-社會、國防、安寧於地方。
2. 主席委班𩈘陣祖國越南吧𠊛𨅸頭組織政治-社會於地方得𠶆參與各期họp會同人民吧得𠶆參與會議委班人民共級欺般各問題𣎏連關。

Chương 9. CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG

Điều 110.
1. Các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân định như sau:
Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
Tỉnh chia thành huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh: thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện, thị xã và đơn vị hành chính tương đương:
Huyện chia thành xã, thị trấn: thị xã và thành phố thuộc tỉnh chia thành phường và xã: quận chia thành phường.
Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập.
2. Việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải lấy ý kiến Nhân dân địa phương và theo trình tự, thủ tục do luật định.
Điều 111.
1. Chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luật định.
Điều 112.
1. Chính quyền địa phương tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật tại địa phương: quyết định các vấn đề của địa phương do luật định: chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước cấp trên.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương được xác định trên cơ sở phân định thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương và của mỗi cấp chính quyền địa phương.
3. Trong trường hợp cần thiết, chính quyền địa phương được giao thực hiện một số nhiệm vụ của cơ quan nhà nước cấp trên với các điều kiện bảo đảm thực hiện nhiệm vụ đó.
Điều 113.
1. Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.
2. Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định: giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
Điều 114.
1. Ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.
2. Ủy ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương: tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.
Điều 115.
1. Đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân địa phương: liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thực hiện chế độ tiếp xúc, báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Hội đồng nhân dân, trả lời những yêu cầu, kiến nghị của cử tri: xem xét, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo. Đại biểu Hội đồng nhân dân có nhiệm vụ vận động Nhân dân thực hiện Hiến pháp và pháp luật, chính sách của Nhà nước, nghị quyết của Hội đồng nhân dân, động viên Nhân dân tham gia quản lý nhà nước.
2. Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền chất vấn Chủ tịch Ủy ban nhân dân, các thành viên khác của Ủy ban nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân. Người bị chất vấn phải trả lời trước Hội đồng nhân dân. Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị ở địa phương. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị này có trách nhiệm tiếp đại biểu, xem xét, giải quyết kiến nghị của đại biểu.
Điều 116.
1. Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thực hiện chế độ thông báo tình hình của địa phương cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân, lắng nghe ý kiến, kiến nghị của các tổ chức này về xây dựng chính quyền và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương: phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân động viên Nhân dân cùng Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh ở địa phương.
2. Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương được mời tham dự các kỳ họp Hội đồng nhân dân và được mời tham dự hội nghị Ủy ban nhân dân cùng cấp khi bàn các vấn đề có liên quan.


章10. 會同保舉國家、檢算家渃

條117.
1. 會同保舉國家羅機關由國會成立、𣎏任務組織保舉代表國會;指導吧嚮引工作保舉代表會同人民各級。
2. 會同保舉國家𠁝主席、各副主席吧各委員。
3. 組織、任務、權限具體𧵑會同保舉國家吧數量成員會同保舉國家由律定。
條118.
1. 檢算家渃羅機關由國會成立、活動獨立吧只遵遶法律、實現檢算役管理、使用財政、財產公。
2. 總檢算家渃羅𠊛𨅸頭檢算家渃、由國會保。任期𧵑總檢算家渃由律定。
總檢算家渃𠹾責任吧報告結果檢算、報告工作𠓀國會:𥪝時間國會空họp、𠹾責任吧報告𠓀委班常務國會。
3. 組織、任務、權限具體𧵑檢算家渃由律定。

Chương 10. HỘI ĐỒNG BẦU CỬ QUỐC GIA, KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC

Điều 117.
1. Hội đồng bầu cử quốc gia là cơ quan do Quốc hội thành lập, có nhiệm vụ tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội: chỉ đạo và hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
2. Hội đồng bầu cử quốc gia gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên.
3. Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Hội đồng bầu cử quốc gia và số lượng thành viên Hội đồng bầu cử quốc gia do luật định.
Điều 118.
1. Kiểm toán nhà nước là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.
2. Tổng Kiểm toán nhà nước là người đứng đầu Kiểm toán nhà nước, do Quốc hội bầu. Nhiệm kỳ của Tổng Kiểm toán nhà nước do luật định.
Tổng Kiểm toán nhà nước chịu trách nhiệm và báo cáo kết quả kiểm toán, báo cáo công tác trước Quốc hội: trong thời gian Quốc hội không họp, chịu trách nhiệm và báo cáo trước Ủy ban thường vụ Quốc hội.
3. Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Kiểm toán nhà nước do luật định.

章11. 效力𧵑憲法吧役𢯢𢷮憲法

條119.
1. 憲法羅律基本𧵑渃共和社會主義越南、𣎏效力法理高一。
每文本法律恪沛符合𢭲憲法。
每行爲違犯憲法調被處理。
2. 國會、各機關𧵑國會、主席渃、政府、座案人民、院檢察人民、各機關恪𧵑家渃吧全體人民𣎏責任保衞憲法。
機制保衞憲法由律定。
條120.
1. 主席渃、委班常務國會、政府或𠃣一𠬠分𠀧總數代表國會𣎏權提議爫憲法、𢯢𢷮憲法。國會決定役爫憲法、𢯢𢷮憲法欺𣎏𠃣一𠄩分𠀧總數代表國會表決贊成。
2. 國會成立委班預討憲法。成分、數量成員、任務吧權限𧵑委班預討憲法由國會決定遶提議𧵑委班常務國會。
3. 委班預討憲法撰討、組織𥙩意見人民吧程國會預討憲法。
4. 憲法得通過欺𣎏𠃣一𠄩分𠀧總數代表國會表決贊成。役徵求意民𧗱憲法由國會決定。
5. 時限公佈、時點𣎏效力𧵑憲法由國會決定。

憲法呢㐌得國會渃共和社會主義越南課XIII、期合次6通過𣈜28𣎃11𢆥2013。

Chương 11. HIỆU LỰC CỦA HIẾN PHÁP VÀ VIỆC SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP

Điều 119.
1. Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất.
Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp.
Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý.
2. Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan khác của Nhà nước và toàn thể Nhân dân có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp.
Cơ chế bảo vệ Hiến pháp do luật định.
Điều 120.
1. Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp. Quốc hội quyết định việc làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
2. Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp. Thành phần, số lượng thành viên, nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban dự thảo Hiến pháp do Quốc hội quyết định theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
3. Ủy ban dự thảo Hiến pháp soạn thảo, tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và trình Quốc hội dự thảo Hiến pháp.
4. Hiến pháp được thông qua khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Việc trưng cầu ý dân về Hiến pháp do Quốc hội quyết định.
5. Thời hạn công bố, thời điểm có hiệu lực của Hiến pháp do Quốc hội quyết định.

Hiến pháp này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 28 tháng 11 năm 2013.