Quảng Ngãi (thành phố)

𨀈𬧐: 調向尋檢

板㑄:Thành phố trực thuộc tỉnh (Việt Nam) Thành phố Quảng Ngãi nhìn từ trên cao Thành phố Quảng Ngãi là tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Ngãi ở vùng Nam Trung Bộ Việt Nam.[1]

Ngày 26 tháng 8 năm 2005, thị xã Quảng Ngãi được nâng cấp lên thành phố trực thuộc tỉnh bằng quyết định số 112/2005/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam.

Ngày 12 tháng 12 năm 2013, Chính phủ Việt Nam ban hành nghị quyết định số 123/NQ-CP điều chỉnh địa giới hành chính huyện Sơn Tịnh, huyện Tư Nghĩa để mở rộng địa giới hành chính thành phố Quảng Ngãi và thành lập phường Trương Quang Trọng thuộc thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.

Ngày 24 tháng 9 năm 2015, thành phố Quảng Ngãi được công nhận là đô thị loại II[2].

Địa lý

Vị trí địa lý được bao quanh bởi huyện Tư Nghĩa huyện Sơn Tịnh và biển Đông, có dòng sông Trà Khúc đi qua giữa lòng Thành phố.

Với diện tích tự nhiên 16.015,34 hecta, dân số gần 260.252 người, thành phố có 9 phường: Chánh Lộ (tên một thánh đường lớn của người Chăm), Lê Hồng Phong, Nghĩa Chánh, Nghĩa Lộ, Nguyễn Nghiêm, Quảng Phú, Trần Hưng Đạo, Trần Phú, Trương Quang Trọng và 14 xã: Nghĩa An, Nghĩa Dũng, Nghĩa Dõng, Nghĩa Hà, Nghĩa Phú, Tịnh An, Tịnh Ấn Đông, Tịnh Ấn Tây, Tịnh Châu, Tịnh Hòa, Tịnh Khê, Tịnh Kỳ, Tịnh Long, Tịnh Thiện.

Lịch sử

Năm 1807 nhà Nguyễn xây dựng trấn Quảng Ngãi trên diện tích khoảng 26 ha tại xã Chánh Mông, thuộc huyện Chương Nghĩa. Đến năm 1896, đường xuyên Việt chạy ngang qua xã, nên đổi tên là xã Chánh Lộ. Người Pháp đặt tên là Chánh Lộ phố, được gọi là vùng trung tâm thị trấn. Chánh Lộ phố có hai phường: Bắc Lộ phường và Nam Lộ phường. Đến năm 1929 mở rộng lên ngã ba Thu Lộ, thành lập thêm Thu Lộ phường.

Cách mạng Tháng Tám 1945, trên cơ sở ba phường của Chánh Lộ phố, chính quyền cách mạng tỉnh quyết định thành lập thị xã Quảng Ngãi. Đến ngày toàn quốc kháng chiến 19 tháng 12 năm 1946, các cơ quan tỉnh và đồng bào nội thị chuyển ra nông thôn, thị xã Quảng Ngãi sáp nhập với làng Ngọc Án, gọi là xã Nghĩa Lộ, trực thuộc huyện Tư Nghĩa.

Thời Việt Nam Cộng hòa, chính quyền Sài Gòn tách Bắc Lộ phường thành hai, đặt ra bốn ấp: Bắc Môn, Bắc Lộ, Nam Lộ, Thu Lộ, lập nên xã Cẩm Thành. Để tiện cho việc chỉ đạo cuộc kháng chiến, tháng 6 năm 1965, Tỉnh uỷ Quảng Ngãi quyết định tái lập đơn vị thị xã Quảng Ngãi trực thuộc tỉnh, gồm 4 ấp nói trên, các thôn của hai xã Nghĩa Lộ, Nghĩa Dõng, cùng một số thôn của các xã Nghĩa Điền, Tịnh Ấn.

Ngày 24 tháng 3 năm 1975, thị xã Quảng Ngãi được hoàn toàn giải phóng.

Sau năm 1975, hai tỉnh Bình Định và Quảng Ngãi hợp nhất thành tỉnh Nghĩa Bình, thị xã Quảng Nghĩa thuộc tỉnh Nghĩa Bình, gồm 4 phường: Lê Hồng Phong, Nguyễn Nghiêm, Trần Hưng Đạo, Trần Phú và 13 xã: Nghĩa An, Nghĩa Điền, Nghĩa Dõng, Nghĩa Hà, Nghĩa Hiệp, Nghĩa Hòa, Nghĩa Kỳ, Nghĩa Lâm, Nghĩa Lộ, Nghĩa Phương, Nghĩa Thắng, Nghĩa Thương, Nghĩa Trung. Ngày 24 tháng 3 năm 1979, chia xã Nghĩa Lộ thành 2 xã: Nghĩa Phú và Nghĩa Chánh.[3] Ngày 23 tháng 4 năm 1979, đổi tên xã Nghĩa Phú thành xã Nghĩa Lộ.[4] Ngày 24 tháng 8 năm 1981, tách 11 xã: Nghĩa Lâm, Nghĩa Thắng, Nghĩa Kỳ, Nghĩa Trung, Nghĩa Hiệp, Nghĩa Phương, Nghĩa Hòa, Nghĩa An, Nghĩa Hà, Nghĩa Thương, Nghĩa Điền để tái lập huyện Tư Nghĩa; đổi tên thị xã Quảng Nghĩa thành thị xã Quảng Ngãi; thành lập xã Quảng Phú trên cơ sở tách 2 thôn 2 và 3 của xã Nghĩa Điền thuộc huyện Tư Nghĩa đưa sang; chia xã Nghĩa Dõng thành 2 xã: Nghĩa Dõng và Nghĩa Dũng[5]. Cuối năm 1988, thị xã Quảng Ngãi có 4 phường: Lê Hồng Phong, Nguyễn Nghiêm, Trần Hưng Đạo, Trần Phú và 5 xã: Nghĩa Chánh, Nghĩa Dõng, Nghĩa Dũng, Nghĩa Lộ, Quảng Phú.

Ngày 30 tháng 6 năm 1989, tái lập tỉnh Quảng Ngãi từ tỉnh Nghĩa Bình, thị xã Quảng Ngãi thực sự trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật của tỉnh Quảng Ngãi[6]. Tháng 7 năm 1991, chia xã Nghĩa Lộ thành xã Nghĩa Lộ và phường Chánh Lộ. Năm 1994, chuyển xã Nghĩa Lộ thành phường Nghĩa Lộ. Ngày 17 tháng 12 năm 2001, chuyển xã Nghĩa Chánh và Quảng Phú thành 2 phường có tên tương ứng[7].

Đến ngày 23 tháng 12 năm 2002, thị xã Quảng Ngãi được Chính phủ công nhận xếp vào hạng đô thị loại 3 với 8 phường: Chánh Lộ, Lê Hồng Phong, Nghĩa Chánh, Nghĩa Lộ, Nguyễn Nghiêm, Quảng Phú, Trần Hưng Đạo, Trần Phú và 2 xã: Nghĩa Dõng, Nghĩa Dũng, gần 12 vạn dân. Hạ tầng cơ sở được xây dựng ngày càng khang trang.

Ngày 26 tháng 8 năm 2005, thị xã Quảng Ngãi được nâng lên thành phố Quảng Ngãi theo Nghị định 112/2005/NĐ-CP của Chính phủ.[8]

Ngày 12 tháng 12 năm 2013, Chính phủ Việt Nam ban hành nghị quyết định số 123/NQ-CP điều chỉnh địa giới hành chính huyện Sơn Tịnh, huyện Tư Nghĩa để mở rộng địa giới hành chính thành phố Quảng Ngãi và thành lập phường Trương Quang Trọng thuộc thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngai. Theo đó, chuyển toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của thị trấn Sơn Tịnh và 9 xã: Tịnh Ấn Tây, Tịnh Ấn Đông, Tịnh An, Tịnh Long, Tịnh Châu, Tịnh Thiện, Tịnh Khê, Tịnh Hòa, Tịnh Kỳ thuộc huyện Sơn Tịnh và 3 xã: Nghĩa Hà, Nghĩa Phú, Nghĩa An thuộc huyện Tư Nghĩa về thành phố Quảng Ngãi quản lý; chuyển thị trấn Sơn Tịnh thành phường Trương Quang Trọng.[9]

Ngày 24 tháng 9 năm 2015, thành phố Quảng Ngãi được công nhận là đô thị loại II[2].

Kinh tế

  • Công nghiệp: Khu công nghiệp Quảng Phú (nơi ra đời các sản phẩm như bia Dung Quất, nước khoáng Thạch Bích, sữa đậu nành Fami Vinasoy, bánh kẹo Quảng Ngãi Biscafun
  • Nông nghiệp: Dân cư sống ở các xã phía đông thành phố vẫn sống chủ yếu vào nông nghiệp và ngư nghiệp.

Cơ sở hạ tầng

  1. Quốc lộ 1A chạy qua thành phố Quảng Ngãi gọi là Đường tránh Đông (đường Bà Triệu - Đinh Tiên Hoàng - Lý Thường Kiệt)
  2. Sắp tới sẽ khởi công xây dựng tuyến Dung Quất - Sa Huỳnh phía đông thành phố, cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi phía tây thành phố.
  3. Ga Quảng Ngãi là một trong những ga chính trên trục Bắc - Nam của đường sắt thống nhất nằm cuối đường Nguyễn Chánh.
  4. Bến xe liên tỉnh (đường Lê Thánh Tôn); Bến xe Chín Nghĩa (đường Trần Thủ Độ).
  5. Cảng Sa Kỳ (xã Tịnh Kỳ) cách trung tâm 12 cây số và cảng Dung Quất cách 15 cây số về phía Đông Bắc.
  6. Sân bay Chu Lai (Quảng Nam) cách thành phố Quảng Ngãi 35 cây số về phía Bắc.
  • Bưu chính viễn thông: Bưu điện tỉnh Quảng Ngãi (Số 70 Quang Trung, Phường Lê Hồng Phong), Giao dịch cấp 1 (Số 80 Phan Đình Phùng).
  • Bệnh viện: Bệnh viện Đa khoa tỉnh (đường Chu Văn An, gần trường Trung học phổ thông Chuyên Lê Khiết); Bệnh viện đa khoa thành phố (đường Nguyễn Du); Bệnh viện Y học Cổ Truyền (đường Hùng Vương); Bệnh viện Sản - Nhi (đường Hùng Vương); Bệnh viện Nhân Tâm (đường Đinh Tiên Hoàng); Bệnh viện Phúc Hưng (đường Cao Bá Quát); Bệnh viện Mắt (đường Nguyễn Tự Tân).
  • Khách sạn: Hiện nay, thành phố có 1 khác sạn 5 sao (DoHa Palace - số 15 đường Nam Thành Cổ), 3 khách sạn 4 sao (Central Hotel; Thiên Ấn Riverside - số 01 đường An Dương Vương; The Imperial Premier Palace - đường Trường Chinh), 3 khách sạn 3 sao (My Tra Hotel, Petro Song Tra Hotel - số 02 đường Quang Trung, Hùng Vương hotel) và hơn 20 khách sạn khác đạt chuẩn khác.
  • Chợ: Siêu thị Quảng Ngãi (đại lộ Hùng Vương); Siêu thị Co.opmart (đường Lê Khiết); Siêu thị Nội Thất Thanh Thủy (đường Quang Trung); Trung tâm Mua Sắm Điện Máy Việt Cường (415 - 419 - 421 Quang Trung và 210 - 212 Phan Bội Châu), Siêu thị nội thất Dafuco (đường Cách mạng tháng Tám), Trung tâm Thương mại chợ Quảng Ngãi (đường Nguyễn Nghiêm), Chợ Quảng Ngãi (đường Nguyễn Nghiêm) ngôi chợ này bị cháy ngày 09 tháng 2 năm 2012 và đang trong tình trạng bị hư hỏng nặng, Chợ đầu mối nông sản thành phố Quảng Ngãi (đường Nguyễn Hữu Cảnh).
  • Báo: Báo điện tử Quảng Ngãi (02 Cao Bá Quát)

Du lịch

Các địa chỉ:

Vườn hoa Ba Tơ.

Bảo tàng tổng hợp tỉnh nơi trưng bày các di vật tìm thấy của văn hóa Sa Huỳnh văn hóa ChămPa, văn hóa các dân tộc tỉnh nhà.

Quảng trường tỉnh (đường Thành Cổ Núi Bút hay đường Phạm Văn Đồng).

Thành cổ Châu Sa

Chùa Thiên Ấn, mộ cụ Huỳnh Thúc Kháng.

Bảo tàng Chứng tích Sơn Mỹ

Núi Bút.

Bến Tam Thương, núi Phú Thọ.

Bãi biển Mỹ Khê...

DoHa Palace

Thành phố là nơi lưu trú khá lý tưởng cho du khách khi về thăm Quảng Ngãi.

Định hướng phát triển đô thị

Phạm vi nghiên cứu lập Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Quảng Ngãi được xác định: Phía Bắc giáp ranh giới quy hoạch mở rộng của Khu kinh tế Dung Quất. Phía Nam giáp các xã Nghĩa Điền, Nghĩa Hòa và thị trấn La Hà - huyện Tư Nghĩa. Phía Đông giáp biển Đông. Phía Tây giáp tuyến cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi. Tổng diện tích đất tự nhiên khu vực nghiên cứu lập quy hoạch là 14.199,54ha.

TP Quảng Ngãi được xác định là thành phố đô thị tỉnh lỵ, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội và khoa học kỹ thuật của tỉnh Quảng Ngãi. Là một trong những trung tâm kinh tế khu vực miền Trung về công nghiệp chế biến, gia công, thương mại, dịch vụ, du lịch và đặc biệt là hậu phương quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển Khu kinh tế Dung Quất. Là đầu mối giao thông quan trọng của khu vực. Dự kiến đến năm 2030, dân số toàn thành phố là 357.100 người, trong đó dân số đô thị là 299.400 người. Năm 2015 dự kiến diện tích đất xây dựng đô thị sẽ đạt khoảng 4.238ha, trong đó đất dân dụng khoảng 1.831ha. Đến năm 2030 dự kiến diện tích đất xây dựng sẽ đạt khoảng 5.160ha, trong đó đất dân dụng khoảng 2.365ha. 

Thành phố Quảng Ngãi sẽ được phân vùng theo 4 khu chức năng cơ bản bao gồm: vùng đô thị trung tâm, vùng mặt tiền bờ sông, vùng công viên sinh thái, vùng bờ biển. 

Thứ nhất - Vùng đô thị trung tâm: diện tích tự nhiên khoảng 4.096ha, dân cư dự kiến khoảng 202.100 người. Tại đây bố trí các trung tâm chính trị và hành chính của tỉnh và thành phố, các trung tâm dịch vụ thương mại, y tế, các công trình đầu mối giao thông khu vực. Đây là khu vực đô thị hiện hữu sẽ không có các thay đổi lớn, trừ việc mở rộng lộ giới một số tuyến đường để xây dựng tuyến đường sắt nhẹ. Hoàn thiện nâng cấp các trung tâm hành chính, thương mại dịch vụ, công viên cây xanh, các khu ở đô thị phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đô thị mới. Tại khu vực này dự kiến sẽ xây dựng tổ hợp nhà ga đường sắt cao tốc Bắc Nam. 

Thứ hai - Vùng mặt tiền bờ sông: diện tích tự nhiên khoảng 4.836ha, dân số dự kiến khoảng 75.533 người. Đây là khu vực phát triển mới của thành phố theo quan điểm khai thác giá trị cảnh quan sông nước. Tại khu vực này sẽ xây dựng đập dâng giữ nước sông Trà Khúc cùng hệ thống đê kè linh hoạt theo địa hình. Cải tạo sông Trà Khúc và hệ thống các đảo ven sông tạo thành không gian mở, xanh sinh thái phục vụ các khu du lịch và thương mại ven sông, đô thị hóa các điểm dân cư dọc hai bờ sông. Bảo tồn phát triển các vùng dân cư nông thôn, nông nghiệp theo hướng sinh thái, chất lượng cao. 

Thứ ba - Vùng công viên sinh thái: diện tích tự nhiên khoảng 3.114ha dân số hiện dự kiến khoảng 46.575 người. Đây là khu vực chuyển tiếp giữa khu vực xây dựng tập trung tới khu vực ven biển. Dự kiến xây dựng đập dâng giữ nước thứ hai cùng hệ thống đê kè để khai thác không gian mở ven sông Trà Khúc phục vụ phát triển du lịch và đô thị ven sông. Bảo tồn phát triển các vùng dân cư nông thôn, nông nghiệp theo hướng sinh thái, chất lượng cao. 

Thứ tư - Vùng bờ biển: diện tích tự nhiên khoảng 2.153ha, dân số dự kiến khoảng 32.892 người. Dự kiến xây dựng thành một khu đô thị với những dịch vụ nghỉ dưỡng ven biển chất lượng cao.

Về định hướng quy hoạch giao thông: 

Sân bay Chu Lai là sân bay quốc tế cấp hạng 4F theo quy hoạch hàng không sẽ đóng vai trò sân bay đối ngoại quốc tế chính cho thành phố Quảng Ngãi. Dự kiến bố trí một sân bay trực thăng trong thành phố Quảng Ngãi tại khu vực nền sân bay cũ trong thành phố. 

Đường sắt cao tốc chạy ven phía Tây thành phố, song song với trục đường bộ cao tốc. Dự kiến sẽ có một ga hành khách bố trí tại cửa ngõ vào thành phố. Đường sắt nhẹ kết nối thành phố với Khu kinh tế Dung Quất và sân bay Chu Lai. Đường sắt Bắc Nam sẽ giữ nguyên tuyến hiện nay, nâng cấp ga hiện có, hoàn chỉnh hệ thống giao thông đô thị kết nối với ga. Xây dựng mới một ga hàng hóa tại phía Bắc thành phố với quy mô khoảng 15ha, đất kho tàng khoảng 20ha. 

Trục đường bộ cao tốc có hai điểm đấu nối với hệ thống giao thông đô thị tại phía Bắc và phía Namtrung tâm thành phố. Quốc lộ 1A được quản lý triệt để giảm các điểm giao cắt, bố trí hệ thống đường gom theo quy định. 

Đối với những khu vực nội thị hiện hữu: Bổ sung hệ thống bãi đỗ xe, công trình quảng trường và đầu mối kết nối với hệ thống giao thông đối ngoại. Những khu vực mới xây dựng dọc sông Trà Khúc sẽ xây dựng hệ thống giao thông theo tiêu chuẩn đô thị loại II, tuân thủ các yêu cầu về bảo vệ cảnh quan dọc hai bờ sông. 

Tại các khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng: Xây dựng mạng lưới đường ngoài mục tiêu phục vụ phương tiện giao thông công cộng, đáp ứng các yêu cầu về khai thác cảnh quan, thân thiện với môi trường. 

Về định hướng cấp nước: 

Nguồn cấp nước cho thành phố là nguồn nước mặt từ sông Trà Khúc và nước ngầm khai thác tại khu vực hạ lưu sông. Dự kiến đến 2030 sẽ nâng công suất các trạm cấp nước từ nguồn nước ngầm lên 25.000m3/ngđ, xây dựng và nâng công suất nhà máy nước Quảng Phú lên 60.000m3/ngđ, xây dựng nhà máy nước Tịnh An có công suất 25.000m3/ngđ. Hệ thống đường ống phân phối cấp nước sạch được chia làm 3 cấp phân bố đều tại các khu chức năng với đường kính tối đa là 200mm, tối thiểu là 100mm. Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về bảo vệ nguồn nước và công trình đầu mối cấp nước. 

Về định hướng cấp điện: 

Nguồn điện cho thành phố Quảng Ngãi được cấp từ trạm điện 110kV Quảng Ngãi công suất 50MVA, dài hạn sẽ nâng lên 2x40MVA, xây dựng mới hai trạm điện Quảng Phú (công suất 2x40MVA) và Sơn Tịnh (công suất 2x25MVA). Lưới điện: sử dụng lưới điện phân phối trung áp (22kV) để cấp điện cho các khu chức năng trong thành phố. Hạn chế sử dụng đường dây trên không để đảm bảo mỹ quan đô thị. Lưới điện hạ áp thiết kế dạng mạch vòng có liên kết dự phòng. Lưới điện chiếu sáng đảm bảo chiếu sáng cho các tuyến đường có chiều rộng từ 3m trở lên. 

Các giải pháp về bảo vệ môi trường: 

Trong giai đoạn đến 2015 phải có giải pháp xử lý ô nhiễm đối với các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ còn tồn tại trong các khu dân cư và trong dài hạn phải thực hiện di dời về các khu công nghiệp tập trung. Ưu tiên tăng cường mật độ cây xanh trong các khu chức năng đô thị. Tổ chức các không gian cây xanh mặt nước tạo cảnh quan và cải thiện môi trường sống. Có giải pháp phân loại bố trí các xí nghiệp sản xuất theo các ngành nghề với mức độ ô nhiễm khác nhau để có giải pháp kiểm soát môi trường thích hợp. 

Cơ sở giáo dục

Đại học - Cao đẳng

Trung Cấp

  • Trường Trung cấp nghề tỉnh Quảng Ngãi.

Trung học phổ thông

Hình Ảnh

Đọc thêm

Tham khảo

Liên kết ngoài

板㑄:Các huyện thị Quảng Ngãi 板㑄:Danh sách phường, xã thuộc thành phố Quảng Ngãi 板㑄:TPVN 板㑄:Huyện thị Nam Trung Bộ