書院:丐擺電能

丐擺電能

阮登英詩

專家能量吧媒場

「欺𱜢𡀳𣌝𤎏、時衆碎𡀳𠫾宣傳」、英范明德、人員EVN河內、吶欺得𠳨𧗱役人員梗電𫼳螺「宣傳𨄹」𬨢各線庯、𠓨盡茹運動𠊛民𤎕抔設備抵節儉電。

𠊛伴寄韋堤烏𥱬徠形影尼朱碎兼評論:「㛪感𧡊可絕望貝格叫噲𧵑𣱆」。碎完全同感貝推擬妬。

寔際𱺵、各「上帝」-客行空固攄譔𱜢恪欺「翁茹畑」割電「侯歇各𣇞𥪝𣈜」。

役少電尼空沛「哃𠬠丐」侈𫥨、𦓡㐌得預報自𠄧𢆥𠓀。沔中吧沔南𨤰𫥨拱㐌少、扔「𠶣慜」(𠬠格䣷𠹗)𱺵「𢘾」衰退經濟、𢧚需求電減𠫾。

𣌝𤎏垓噶捁𨱽得指𫥨𱺵原因頭先𨠳少電。次𠄩、𱺵役發展各源電㵋𱘃北踸欣需求銷售電能在區域尼。次𠀧、能力𧵑系統傳載空蹺及速度發展𮞊𫏢𧵑電再造於沔中吧沔南、造飭押𬨠䋥傳電載𫥨北。

暫𠬃過要素時節、碎自𠳨:料役投資發展源供電吧䋥傳載連續固擔保解決役少電𧗱𱍿𨱽、吧賒欣𱺵固擔保安寧能量國家𠬠格𥾽凭咍空。

抵㨋𠳒句𠳨𨑗、碎吧各伴仕𥆾𠓨幅幀總體需求吧效果使用電𧵑越南。

排算安寧能量𧵑越南沛尋得𠳒解最優同時朱𠀧變數:供、求吧斤對供求、得互助憑椌體制吧行廊法理。排𢪏尼只集中𠓨要素求。𧗱供吧斤對供求抵答應𠾕𠳨𣈜𪨈增產量電𩙍吧𩈘𡗶發𬨠䋥、吀𭉑伴讀𥪝𠬠排恪。

𠬠指標關重抵打價效果使用電𧵑𠬠國家𱺵強度使用電(electricity intensity)、得𢵋憑數其露喐𣇞(kWh)電使用抵造𫥨𠬠USD增長GDP。指數尼常得併憑格𢺹總量電銷售朱總價值GDP𧵑國家𥪝共𠬠𢆥。強度使用電𪨈高、效果使用電𪨈隰。

自數料統計𧵑WB吧BP、併算𧵑碎朱𧡊強度使用電𧵑越南中平10𢆥過(0,65kWh/USD)高扱對𬧺貝𣞪中平𧵑世界(0,31kWh/USD)。

比例尼𧵑越南扱1,2吝𬧺貝中國、扱1,4吝麻萊嗤阿、1,7吝泰蘭、2,3吝菲㕸𠯴、2,5吝印都呢嗤阿、3,1吝日本吧扱4,3吝𦎡迦逋。

當留意、指數尼當固趨向加增或搖動於𣞪高、欺達𣞪0,59kWh/USD𢆥2012扔增𬨠0,67kWh/USD𢆥2021。

條妬朱𧡊越南當𣈜𪨈附屬𠓨電能抵促𢩽增長經濟、𥪝欺使用電空效果。碎噲低𱺵丐「擺電能」。術語尼模寫事縸搩𧵑國家𧗱源電、㨳意哴不期𡂓𥅞𱜢連關𦤾源供吧價電調固体潛隱危機𨠳損傷𡋂經濟吧事發展𥾽凭𧵑𡐙渃。

裊空𮞊𫏢脫𠺌丐擺電能、越南仕𧼋蹺丐𤥑踚𨆤少電、投資源吧䋥電、增長、徠少電…如𠬠根病經年。

抵侈𫥨情狀尼、原因漊賒沛吶𦤾𱺵役維持價電產出於𣞪隰一𥪝各渃洲亞、通過役補袑價電𦓡碎曾固𣋑指𫥨。𠁸20𢆥𫢩、𠊛用電生活吧經營沛㨋價電高欣價平均抵互助朱塊產出工業。條非理𱺵塊產出工業銷售𦤾𠬠姅量電能𧵑𪥘󠄁渃、𥪝欺電生活只占𠬠份𠀧吧電用𥪝商賣-役務只占5%。

後果𱺵越南自𱍿㐌𠭤成漨𣹞價電抵自妬仍梗工業深用電吶𥢆吧深用能量吶終沚𠓨投資抵盡用「利勢價𱞁」。

碎吻𣗓𧡊事轉向𤑟𤍅𧗱模型增長𧵑越南蹺向青吧𥾽凭。典型𱺵役提出投資茹𣛠𨨧露搖功率5,4兆晉𠬠𢆥於平定。裊𠫾𠓨運行、需求電恆𢆥朱茹𣛠尼固体𬨠𬧐3,78秭kWh。

𪥘󠄁渃現固近3.000基礎使用能量重點、𥪝妬固欣2.400基礎工業、𥪝總數近860.000營業。雖丕、3.000基礎尼㐌銷售𦤾𠬠份𠀧量電能全國。

義𱺵、電銷售只自3.000基礎尼㐌近如相當電銷售自曠25兆戶民𪥘󠄁渃。只懃節儉2%電能自仍基礎尼、𪥘󠄁渃固体節儉1,4秭kWh電每𢆥、𨁥抵給朱河內𠁸22𣎃。

由妬、叫噲𠊛民𤎕抔畑吧各設備使用電空懃切𱺵役懃𫜵、扔低固𨤰𱺵解法「可絕望」如評論𧵑伴碎。

節儉電𱺵責任𧵑悉𪥘󠄁𤗆𠊛、扔仕效果欣裊別集中𠓨仍坭銷售電重點貝仍政策吧行動決裂吧徹底𠬠格固系統。

自明定模型增長、攄譔收唿投資、審定吧𬕌漉工藝投資蹺向青吧𥾽凭-貝優先各梗造𫥨仍產品固價值加增高、朱𦤾展開各章程節儉能量固寔質、低㵋𱺵鈘銙檢詧需求用電在越南。

𡀳𣊾𣇞、伴碎吧份𡘯𠊛民沔北沛堅忍䟻過𬁒𣌝𤎏。


Cái bẫy điện năng

Nguyễn Đăng Anh Thi

Chuyên gia Năng lượng và Môi trường

“Khi nào còn nắng nóng, thì chúng tôi còn đi tuyên truyền”, anh Phạm Minh Đức, nhân viên EVN Hà Nội, nói khi được hỏi về việc nhân viên ngành điện mang loa “tuyên truyền dạo” khắp các tuyến phố, vào tận nhà vận động người dân tắt bớt thiết bị để tiết kiệm điện.

Người bạn gởi video ghi lại hình ảnh này cho tôi kèm bình luận: "Em cảm thấy khá tuyệt vọng với cách kêu gọi của họ". Tôi hoàn toàn đồng cảm với suy nghĩ đó.

Thực tế là, các "thượng đế" - khách hàng không có lựa chọn nào khác khi "ông nhà đèn" cắt điện "hầu hết các giờ trong ngày".

Việc thiếu điện này không phải "đùng một cái" xảy ra, mà đã được dự báo từ vài năm trước. Miền Trung và miền Nam lẽ ra cũng đã thiếu, nhưng "may mắn" (một cách chua chát) là "nhờ" suy thoái kinh tế, nên nhu cầu điện giảm đi.

Nắng nóng gay gắt kéo dài được chỉ ra là nguyên nhân đầu tiên gây thiếu điện. Thứ hai, là việc phát triển các nguồn điện mới phía Bắc chậm hơn nhu cầu tiêu thụ điện năng tại khu vực này. Thứ ba, năng lực của hệ thống truyền tải không theo kịp tốc độ phát triển nhanh chóng của điện tái tạo ở miền Trung và miền Nam, tạo sức ép lên lưới truyền điện tải ra Bắc.

Tạm bỏ qua yếu tố thời tiết, tôi tự hỏi: liệu việc đầu tư phát triển nguồn cung điện và lưới truyền tải liên tục có đảm bảo giải quyết việc thiếu điện về lâu dài, và xa hơn là có đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia một cách bền vững hay không?

Để trả lời câu hỏi trên, tôi và các bạn sẽ nhìn vào bức tranh tổng thể nhu cầu và hiệu quả sử dụng điện của Việt Nam.

Bài toán an ninh năng lượng của Việt Nam phải tìm được lời giải tối ưu đồng thời cho ba biến số: cung, cầu và cân đối cung - cầu, được hỗ trợ bằng khung thể chế và hành lang pháp lý. Bài viết này chỉ tập trung vào yếu tố cầu. Về cung và cân đối cung - cầu để đáp ứng đòi hỏi ngày càng tăng sản lượng điện gió và mặt trời phát lên lưới, xin hẹn bạn đọc trong một bài khác.

Một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả sử dụng điện của một quốc gia là cường độ sử dụng điện (electricity intensity), được đo bằng số kilowatt giờ (kWh) điện sử dụng để tạo ra một USD tăng trưởng GDP. Chỉ số này thường được tính bằng cách chia tổng lượng điện tiêu thụ cho tổng giá trị GDP của quốc gia trong cùng một năm. Cường độ sử dụng điện càng cao, hiệu quả sử dụng điện càng thấp.

Từ số liệu thống kê của WB và BP, tính toán của tôi cho thấy cường độ sử dụng điện của Việt Nam trung bình 10 năm qua (0,65 kWh/USD) cao gấp đôi so với mức trung bình của thế giới (0,31 kWh/USD).

Tỷ lệ này của Việt Nam gấp 1,2 lần so với Trung Quốc, gấp 1,4 lần Malaysia, 1,7 lần Thái Lan, 2,3 lần Philippines, 2,5 lần Indonesia, 3,1 lần Nhật Bản và gấp 4,3 lần Singapore.

Đáng lưu ý, chỉ số này đang có xu hướng gia tăng hoặc dao động ở mức cao, khi đạt mức 0,59 kWh/USD năm 2012 nhưng tăng lên 0,67 kWh/USD năm 2021.

Điều đó cho thấy Việt Nam đang ngày càng phụ thuộc vào điện năng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, trong khi sử dụng điện không hiệu quả. Tôi gọi đây là cái "bẫy điện năng". Thuật ngữ này mô tả sự mắc kẹt của quốc gia về nguồn điện, gợi ý rằng bất kỳ thách thức nào liên quan đến nguồn cung và giá điện đều có thể tiềm ẩn nguy cơ gây tổn thương nền kinh tế và sự phát triển bền vững của đất nước.

Nếu không nhanh chóng thoát khỏi cái bẫy điện năng, Việt Nam sẽ chạy theo cái vòng luẩn quẩn thiếu điện, đầu tư nguồn và lưới điện, tăng trưởng, lại thiếu điện... như một căn bệnh kinh niên.

Để xảy ra tình trạng này, nguyên nhân sâu xa phải nói đến là việc duy trì giá điện sản xuất ở mức thấp nhất trong các nước châu Á, thông qua việc bù chéo giá điện mà tôi từng có dịp chỉ ra. Suốt 20 năm nay, người dùng điện sinh hoạt và kinh doanh phải trả giá điện cao hơn giá bình quân để hỗ trợ cho khối sản xuất công nghiệp. Điều phi lý là khối sản xuất công nghiệp tiêu thụ đến một nửa lượng điện năng của cả nước, trong khi điện sinh hoạt chỉ chiếm một phần ba và điện dùng trong thương mại - dịch vụ chỉ chiếm 5%.

Hậu quả là Việt Nam từ lâu đã trở thành vùng trũng giá điện để từ đó những ngành công nghiệp thâm dụng điện nói riêng và thâm dụng năng lượng nói chung chảy vào đầu tư để tận dụng "lợi thế giá rẻ".

Tôi vẫn chưa thấy sự chuyển hướng rõ rệt về mô hình tăng trưởng của Việt Nam theo hướng xanh và bền vững. Điển hình là việc đề xuất đầu tư nhà máy thép Lộ Diêu công suất 5,4 triệu tấn một năm ở Bình Định. Nếu đi vào vận hành, nhu cầu điện hàng năm cho nhà máy này có thể lên tới 3,78 tỷ kWh.

Cả nước hiện có gần 3.000 cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm, trong đó có hơn 2.400 cơ sở công nghiệp, trong tổng số gần 860.000 doanh nghiệp. Tuy vậy, 3.000 cơ sở này đã tiêu thụ đến một phần ba lượng điện năng toàn quốc.

Nghĩa là, điện tiêu thụ chỉ từ 3.000 cơ sở này đã gần như tương đương điện tiêu thụ từ khoảng 25 triệu hộ dân cả nước. Chỉ cần tiết kiệm 2% điện năng từ những cơ sở này, cả nước có thể tiết kiệm 1,4 tỷ kWh điện mỗi năm, đủ để cấp cho Hà Nội suốt 22 tháng.

Do đó, kêu gọi người dân tắt bớt đèn và các thiết bị sử dụng điện không cần thiết là việc cần làm, nhưng đây có lẽ là giải pháp "khá tuyệt vọng" như bình luận của bạn tôi.

Tiết kiệm điện là trách nhiệm của tất cả mọi người, nhưng sẽ hiệu quả hơn nếu biết tập trung vào những nơi tiêu thụ điện trọng điểm với những chính sách và hành động quyết liệt và triệt để một cách có hệ thống.

Từ minh định mô hình tăng trưởng, lựa chọn thu hút đầu tư, thẩm định và sàng lọc công nghệ đầu tư theo hướng xanh và bền vững - với ưu tiên các ngành tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng cao, cho đến triển khai các chương trình tiết kiệm năng lượng có thực chất, đây mới là chìa khóa kiểm soát nhu cầu dùng điện tại Việt Nam.

Còn bây giờ, bạn tôi và phần lớn người dân miền Bắc phải kiên nhẫn chờ qua mùa nắng nóng.

[1]